Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 89)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.2.2.2- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa

phân ngành trong nội bộ ngành thủy sản Khánh Hòa

3.2.2.1- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác thủy sản Khánh Hòa sản Khánh Hòa

* Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền

+ Khơng đóng mới và cấp phép cho những tàu cá hoạt động trong nghề lưới kéo có cơng suất dưới 90CV và các tàu cá nghề khác có cơng suất dưới 20CV.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đóng mới tàu khai thác có cơng suất lớn trên 90CV để vươn ra xa bờ, đại dương.

* Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề

+ Khuyến khích phát triển các nghề đánh bắt xa bờ như câu khơi, rê khơi, kéo khơi, câu mực, câu cá ngừ đại dương. Trang bị nhiều nghề trên một đơn vị thuyền, di chuyển theo ngư trường theo mùa vụ để tăng thời gian bám biển khai thác.

+ Tạo cơ chế phù hợp để chuyển đổi các nghề cấm khai thác sang các nghề thuộc lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hoặc các nghề khác để vừa bảo vệ được nguồn lợi vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế và thu nhập cho ngư dân.

+ Có biện pháp hạn chế rồi tiến đến cấm khai thác đối với các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt tận thu như: sử dụng điện, chất độc, thuốc nổ, các nghề sử dụng lưới có kích thước nhỏ hơn quy định, nghề lưới kéo hoạt động ven bờ.

3.2.2.2- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ni trồng thủy sản Khánh Hịa sản Khánh Hịa

* Quy hoạch phát triển ni trồng thủy sản nước lợ và nuôi biển là tận dụng

tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, vùng nước huy động mọi nguồn lực trong nhân dân và tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình phát triển của Chính phủ về ni trồng thủy sản để ni trồng thủy sản nước lợ và nuôi biển để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó phải gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi biển gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh, huyện và các ngành khác tránh chồng chéo gây xung đột về lợi ích. Cần làm theo các định hướng sau:

* Đẩy mạnh phát triển nuôi vùng nước lợ chủ yếu theo hướng giữ ổn định diện tích, đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống tốt, giống sạch bệnh, thức ăn chất lượng cao, cơng nghệ ni có sử lý nước, để trên cùng một diện tích tăng sản lượng. Tận dụng diện tích mặt nước để đa dạng hóa đối tượng ni trồng, tập trung trung vào những đối tượng ni có giá trị kinh tế cao và là thế mạnh của tỉnh, như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm; các đối tượng cá, như: cá bớp, cá chẽm…

* Phương hướng quy hoạch nuôi vùng nước ngọt. Tận dụng tối đa diện tích các hồ, ao nước ngọt để nuôi cá nước ngọt; ni các lồi thủy sản có thị trường và giá trị tiêu dùng như tôm càng xanh, cá bống tượng, sặn dằn, thác lát, rơ phi đơn tính, chắm, chép, quả và một số loại đặc sản như ba ba, ếch, cá sấu ... để tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng nội địa.

* Khôi phục lại thế mạnh của sản xuất giống thủy sản. Quy hoạch vùng

chuyên canh nuôi giống thủy sản, một mặt nhằm đảm bảo tính ổn định của sản lượng giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong tỉnh và đẩy mạnh ra các tỉnh khác, mặt khác kiểm soát được môi trường và dịch bệnh. Kết hợp với các Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống trong và ngồi tỉnh để nhận chuyển giao cơng nghệ, kỹ thuật về tạo và chăm sóc giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)