Giải pháp về tổ chức, quản lý và chính sách đối với ngành thủy sản * Về tổ chức, quản lý thủy sản trên địa bản tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 101)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.3.6- Giải pháp về tổ chức, quản lý và chính sách đối với ngành thủy sản * Về tổ chức, quản lý thủy sản trên địa bản tỉnh

* Về tổ chức, quản lý thủy sản trên địa bản tỉnh

Kiện toàn bộ máy hệ thống quản lý, chỉ đạo khối ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh, tăng cường cải tiến hệ thống quản lý theo hướng hiện đại, tinh giản. Khắc phục tình trạng chồng chéo, vừa phân tán, cục bộ, tạo nhiều sơ hở gây nên những tiêu cực, thất thốt tài ngun do bng lỏng quản lý trong ngành thủy sản thời gian qua.

Tăng cường chức năng dự báo, định hướng quy hoạch của các cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp. Sớm hình thành các định chế về tài chính, tín dụng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành thủy sản. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn đối với các chủ thể hoạt động trong ngành thủy sản, như: vốn; qui mô sản xuất chế biến, nuôi trồng, khai thác; thị trường… cũng như việc chấp hành kỷ cương, pháp luật về bảo vệ môi trường, chế độ tài chính, tuân thủ quy hoạch…

Đề cao vai trò của các tổ chức Đảng trong ngành thủy sản nói riêng. Cần khẳng định, tổ chức Đảng là hạt nhân lãnh đạo toàn diện, là nhân tố để định hướng XHCN cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

* Về cơ chế, chính sách

- Chính sách về tín dụng: Chính sách tín dụng đó là: vốn vay ngắn hạn, trung

hạn và dài hạn. Đây là nguồn vốn đầu tư chủ đạo cho hộ dân trong q trình sản xuất. Nguồn vốn tín dụng đầu tư tập trung vào duy trì và phát triển sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy sản và khai thác, bên cạnh đó là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc sửa chữa cải tạo lại cơ sở vật chất kỹ thuật; đầu tư thâm canh tăng năng suất, mở rộng quy mơ diện tích sản xuất.

Tổ chức tín dụng nơng thơn chính hiện nay gồm có hệ thống ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn của các tỉnh, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động dựa trên nguồn vốn tài trợ nước ngoài thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo với lãi suất ưu đãi.

Để tạo điều kiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản. Chính sách cần được thực hiện:

Chuyển đổi phương thức đầu tư tín dụng nơng nghiệp nơng thơn từ cho vay riêng lẻ sang hướng đầu tư tập trung cho các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt chú ý đến dự án có sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng cho vay tới các ngành nghề, các vùng chuyên canh.

Mở rộng chi nhánh ngân hàng nông nghiệp đến tận các xã, ngay cả vùng sâu, vùng xa. Cán bộ ở các chi nhánh có trình độ để tìm hiểu nhu cầu vốn của các đối tượng vay vốn và tận tình giúp đỡ họ xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh khả thi khi vay vốn.

Tăng cường tín dụng trung, dài hạn, cho các phương án ứng dụng các công nghệ mới, phát triển công nghiệp chế biến sử dụng lao động tại chỗ, phát triển nuôi thâm canh tăng năng suất; đánh bắt xa bờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 101)