thời gian qua
* Tình hình tăng trưởng GDP
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Khánh Hòa liên tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, đạt được những thành tựu quan trọng, là một trong những tỉnh có đóng góp cho ngân sách Trung ương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-2005 là 9,6%/năm (cả nước
7,1%-7,2%), trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 10,8%/năm; giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng bình quân khoảng 11%/năm.
* Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nếu mức tăng GDP bình qn hằng năm của Khánh Hịa giai đoạn 1991- 1995 là 6%; giai đoạn 1996-2000 là 8,2% thì đến giai đoạn 2001-2010 mức tăng trưởng là 10,8%. Cơ cấu kinh tế của Khánh Hịa đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng dịch vụ - du lịch; công nghiệp - xây dựng tăng; nông nghiệp giảm. Điều này được thể hiện, những năm trước 2000, tỷ trọng của dịch vụ - du lịch là 39,3%; công nghiệp – xây dựng 37,4% và nông nghiệp là 23,3%. Ðến năm 2009, tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm 43,32% trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,71%; nông nghiệp 14,97%. Năm 2012, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng 46,3%, dịch vụ 41,6%, nông - lâm nghiệp và thủy sản 12,1%. [23, tr 12]
Trong quá trình phát triển, tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế tăng khá nhanh, với mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm khoảng 16,3%. Nhiều ngành dịch vụ, như hoạt động trung chuyển xăng, dầu, đã có đóng góp khá lớn vào GDP của Khánh Hòa. Năng lực về cơ sở vật chất, dịch vụ của ngành du lịch đang có bước phát triển mạnh cả về quy mơ lẫn chất lượng.
Cơng nghiệp tăng trưởng bình qn hằng năm ở mức 12,4%, bước đầu đã hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn như: Ðóng tàu, chế biến, xuất khẩu thủy sản... Trong cơ cấu cây trồng, vật ni, diện tích, số lượng cây, con có giá trị kinh tế cao đang được nâng lên. Ðiều đáng lưu ý là tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tuy giảm nhưng chất lượng tăng trưởng liên tục tăng lên nhờ được chú trọng đầu tư nhiều mặt.
- Q trình CNH, HÐH nơng nghiệp và nơng thơn đã có sự tăng tốc; tốc độ đơ thị hóa nơng thơn diễn ra nhanh hơn trước thơng qua việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội lớn của tỉnh như: Giao thông nơng thơn; điện nơng thơn; kiên cố hóa kênh mương... Cơ cấu lao động nơng thơn, theo đó, cũng đang chuyển biến
theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động dịch vụ, cơng nghiệp, lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo.
- Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian qua, bình quân trên 20%/năm trong giai đoạn 2001-2010, trong đó tăng với tốc độ cao chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó nguồn vốn nhà nước đã được chủ trương đầu tư theo quy định nên tăng với tốc độ vừa phải theo tiến độ hàng năm, chủ yếu tăng cao từ nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước, bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng chững lại và tăng chậm so với tốc độ tăng bình qn chung.
- Tốc độ đơ thị hóa có bước phát triển nhanh, diện mạo đơ thị văn minh, hiện đại ngày càng định hình rõ nét. Đến năm 2009, thành phố Nha Trang đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thị xã Cam Ranh lên Thành phố và là đô thị loại III, thị trấn Ninh Hòa lên Thị xã và là đô thị loại IV… Hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quản lý chặt chẽ đất đai, rừng, biển, cảnh quan môi trường.