Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thuỷ sản * Các bến cá, cảng cá đã được đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 76)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

2.2.3.6- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thuỷ sản * Các bến cá, cảng cá đã được đầu tư xây dựng

* Các bến cá, cảng cá đã được đầu tư xây dựng

Tính đến hết năm 2011, tồn tỉnh Khánh Hịa đã có 25 cảng cá, bến cá được đầu tư xây dựng phục vụ cho khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, cụ thể:

Các cảng cá, bến cá đều được đầu tư kết hợp tránh trú bão, năm 2009 đã đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão chuyên biệt.

+ Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng (1000T/600CV) Sông Tắc – Nha Trang + Khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh (500T/300CV) Bình Tây – Ninh Hịa

* Các cơ sở đóng, sửa chữa tầu thuyền

Trước đây khi nguồn lợi thuỷ sản ven bờ còn khả năng khai thác, trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa có hàng trăm cơ sở đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, đến nay do nguồn lợi ven bờ cạn kiệt nên chỉ cịn lại các cơ sở đóng, sửa chữa tầu thuyền có năng lực đóng mới và sửa chữa tầu xa bờ. Theo thống kê của Sở NN và PTNT Khánh Hòa đến năm 2010 còn khoảng 20 cơ sở tập trung tại thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh.

* Các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần khác

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần khác bao gồm: chợ cá, kho bảo quản, hệ thống cung cấp dịch vụ, cung cấp lương thực thực phẩm, nhân lực, ngư lưới cụ.... Được đầu tư trên nguyên tắc xã hội hóa: Nhà nước và các thành phần kinh tế cùng đầu tư. Nhà nước đầu tư xây dựng được các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng cá, với các hạng mục chủ yếu như cầu tầu, nhà phân loại, hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, nước, nhà quản lý....Các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng theo quy hoạch các hạng mục cơng trình dịch vụ hậu cần như cấp xăng dầu, lương thực, thực phẩm, ngư lưới cụ, tại các trung tâm dịch vụ hậu cần đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

* Cơ sở hạ tầng cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Tính đến năm 2011, Khánh Hịa đã có 60 Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, trong đó: có 33 nhà máy chế biến đông lạnh, 5 phân xưởng chế biến đồ hộp, 22 cơ sở chế biến thủy sản khô. Đến năm 2011 đã có 11 nhà máy đơng lạnh đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Có 25 nhà máy chế biến đơng lạnh, 16 phân xưởng chế biến thủy sản khô, 4 phân xưởng chế biến đồ hộp được Bộ Thủy sản chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành. Năng lực chế biến với công xuất sản xuất trung bình 320 tấn/ ngày và kho trữ lạnh khoảng 6.800 tấn. Tổng công suất đông lạnh là 390 tấn/ ngày, năng lực chế biến là 70.200 tấn/năm (390 tấn/ngày × 180 ngày/năm).

* Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến nội địa

Trong tỉnh có hàng trăm cơ sở chế biến nước mắm, mắm khô và các mặt hàng thuỷ sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước chủ yếu tập trung gần các cảng cá với quy mô nhỏ theo gia đình.

Từ năm 2010 đến nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng nội địa với công nghệ mới, mẫu mã đẹp để phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân (hàng cấp cho siêu thị trong nước), tuy nhiên việc quá chú trọng đến hàng xuất khẩu đã hạn chế sự phát triển của chế biến hàng tiêu dùng nội địa dẫn đến hàng hóa thuỷ sản của các nước khác thâm nhập vào thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)