Một số bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản rút ra từ các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

rút ra từ các địa phương trong nước

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản ở 3 tỉnh trong nước nêu trên cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra, chỉ có tính chất gợi mở cho q trình thực hiện ở Khánh Hịa, trên cở sở nghiên cứu những điểm tương đồng của những địa phương này để tỉnh Khánh Hòa tham khảo những thành công của họ, tránh được những thất bại, hạn chế, sai lầm mà trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản ở các địa phương này gặp phải.

Bài học kinh nghiệm thứ nhất: chọn đúng hướng chuyển dịch và chọn đúng ngành kinh tế mũi nhọn cho quá trình chuyển dịch

Trong cả ba địa phương là Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Cà Mau, đều có một đặc điểm chung của sự thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản đó là xác định đúng hướng chuyển dịch và ngành kinh tế mũi nhọn. Cả ba tỉnh này đều xác định hướng chuyển dịch đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, ở Quảng Ninh chọn nuôi trồng là ngành kinh tế mũi nhọn; Quảng Ngãi chọn ngành Khai thác và Cà Mau chọn ngành thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Cơ sở chung để lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn cho q trình chuyển dịch đó là dựa trên lợi thế tự nhiên của từng địa phương có được.

Bài học kinh nghiệm thứ hai: Đa dạng hóa mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Trên cơ sở đã xác định ngành kinh tế mũi nhọn cho sự chuyển dịch, từ đó tiến hành đa dạng hóa mơ hình chuyển dịch cơ cấu xoay quanh ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu phân ngành, cơ cấu ngành chun mơn hóa, cơ cấu nghề nghiệp. Bài học này được rút ra điển hình nhất là ở tỉnh Cà Mau, sau đó là Quảng Ninh. Sau khi xác định ngành kinh tế mũi nhọn là ngành thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Lúc này Cà Mau lại tiến hành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản trên cơ sở cả ba phân ngành: Nuôi trồng, chế biến, khai thác, từ đó lại xác định nghề ni tơm sú là nghề mũi nhọn trong nuôi thủy sản. Trong nuôi thủy sản lại có sự đa dạng về nghê nghiệp, gồm ni thương phẩm, nuôi giống thủy sản…..

Bài học kinh nghiệm thứ ba: Về vai trị của chính quyền trong xác định hướng chuyển dịch và tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Qua nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch của 3 tỉnh cho thấy rằng, sau khi đã đề ra hướng chuyển dịch cho cơ cấu ngành, ngành mũi nhọn, chính quyền đã có những tác động tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu ngành, thể hiện như: chính sách hỗ trợ vốn (Quảng Ngãi), phát triển cơ sở hạ tầng; đảm bảo về diện tích;

chính sách khuyến ngư…tất cả những điều này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo chiều hướng tích cực qua thực tiễn ở ba tỉnh trên.

Bài học kinh nghiệm thứ tư là: Phát huy yếu tố nội lực trong nhân dân để

đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Từ thực tế ở ba tỉnh cho thấy bên cạnh việc tận dụng hiệu quả và đúng đắn những lợi thế về tự nhiên cho sự chuyển dịch, các tỉnh đã phát huy được yếu tố nội lực trong nhân dân, đặc biệt là yếu tố vốn cho sản xuất kinh doanh. Với chính sách đúng đắn của chính quyền đã khuyến khích được nhân dân đồng tình tham gia, và đây chính là sự thành công đầu tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.

Những bài học này được rút ra từ thực tiễn của 3 tỉnh trong nước, trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tất cả các bài học này nó hịa quện cùng thời trong q trình thực hiện, nó có mối quan hệ biện chứng với nhau để đưa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đi đến thành công.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và ngành thủy sản gồm:

Một là: Trình khái niệm, đặc trưng, phân loại cơ cấu kinh tế ngành, quan điểm của Đảng về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành, vai trị, vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.

Hai là: Nêu lên những nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành thủy sản, bao gồm những nhân tố nội sinh và những nhân tố ngoại sinh.

Ba là: Tổng kết kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của

3 địa phương trong nước, gồm: Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Cà Mau, rút ra những bài hoạc kinh nghiệm thiết thực để tham khảo cho tỉnh Khánh Hòa.

Những vấn đề lý luận chung của chương 1 là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng ở chương 2 và luận bàn về phương hướng, giải pháp chuyển dịch ở chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)