Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.1.2- Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa

3.1- Mục tiêu và những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa của tỉnh Khánh Hòa

3.1.1- Mục tiêu tổng quát

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản nhằm phát triển ổn định, bền vững cho hiện tại và tương lai trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ phát triển nghề cá nhân dân theo các định hướng hiệu quả gắn liền với bảo vệ môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo lập được hệ thống kinh tế sản xuất hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh khánh Hịa nhằm bố trí, định vị phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành phù hợp với kinh tế thị trường, thị hiếu tiêu dùng trên cơ sở khai thác tốt các lợi thế về tiềm năng nguồn lợi thủy sản, vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư, nguồn lực của các thành phần kinh tế đã và đang tham gia sản xuất kinh doanh thủy sản và đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình phát triển kinh tế thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh khánh Hòa nhằm tăng tiềm lực khoa học – công nghệ, gắn sản xuất thủy sản với nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản nhằm kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, phối hợp với các ngành kinh tế khác trong tỉnh cùng phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng ven biển.

3.1.2- Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa

Trên cơ sở coi kinh tế thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong mối

quan hệ biện chứng với các ngành kinh tế khác của tỉnh và những mục tiêu mà ngành phải đạt được, do đó các quan điểm đó là:

* Quan điểm tồn diện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn và phát triển kinh tế biển của ở Khánh Hòa.

Khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải xác định khơng vì mục đích tự thân, lợi ích cục bộ của ngành thủy sản, mà nó cịn liên quan đến các ngành kinh tê khác, đến cả hệ thống kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhiều ngành kinh tế khác như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, dịch vụ, du lịch… như là một tất yếu tự nhiên và ngược lại. Điều đó tạo ra sức mạnh đồng thuận về hiệu quả kinh tế - xã hội của nhiều ngành trong một chiến lược chung, khai thác, phát huy và sử dụng mọi tiềm năng kinh tế của các ngành trong tỉnh Khánh Hòa.

* Quan điểm lấy con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển bền vững ngành Thủy sản

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho ngư dân.

Con người mà tổng thể là nguồn lực trong sự ngiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, đó là: đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành, quản lý kinh tế, cán bộ trong quản lý kinh doanh, ngư dân trong hoạt động trong ngành thủy sản. Chỉ có xác định và phát huy nguồn lực con người, lấy con người làm vị trí trung tâm thì cơng cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới tiến triển và thắng lợi.

* Quan điểm Khoa học – công nghệ là động lực của chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khoa học – cơng nghệ là khâu đột phá, có khả năng làm thay đổi tiến trình, tính chất của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa khoa học – cơng nghệ tiên tiến vào nghề cá là tạo ra cơ cấu cơng nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ, kết hợp cơng nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến là phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta và với nghề cá Khánh Hịa nói riêng, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển nhanh. Bên canh đó nhanh chóng xây dựng, kiện tồn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực chun mơn triển khai, chuyển giao, hướng dẫn ngư dân ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của ngành.

* Quan điểm hợp lý trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản Thủy sản là ngành kinh tế kỹ thuật, có sự liên kết đồng bộ giữa các khâu: Khai thác – nuôi trồng – chế biến trong một quy trình khép kín. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự triển khai đồng bộ giữa các khâu thì mới đem lại hiệu quả. Nếu sự triển khai có sự mất cân đối, riêng lẻ cho từng khâu mà không thấy được mối liên hệ tất yếu nội tại giữa ba khâu sẽ làm suy yếu tồn ngành. Điều đó có nghĩa là, muốn đẩy nhanh tiến trình chyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cần giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa vốn – cơng nghệ - thị trường trong chu trình khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Mỗi khâu là một mắt xích quan trọng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tồn ngành, trong đó cơng nghiệp chế biến phải là khâu trọng tâm, phải đi trước một bước, vừa lôi kéo vừa tạo điều kiện cho khái thác, ni trồng phát triển.

Trong tiến trình đẩy mạnh chyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải xác định phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững.

* Quan điểm phát huy nội lực trong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành Thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Khành Hịa, cần huy động tối đa nguồn lực trong tỉnh về mọi mặt: nguồn tài chính, sức lao động, tri thức, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm… bên cạnh việc tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách Nhà nước cho phát triển nghề cá, tỉnh cần có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong ngành tự đầu tư; huy động tín dụng, vốn trong dân, vốn từ các ngành nghề khác, các địa phương khác để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra một cơ hội lớn cho ngành thủy sản Khánh Hịa nói riêng, để qua đó tiến hành tìm kiếm đối tác để xúc tiến thương mại, đầu tư, thị trường quốc tế, tiếp nhận khoa học tiên tiến…Trong quá trình này, vẫn cần phải quan điểm phát huy nội lực, lấy nội lực làm nhân tố quyết định để, ngoại lực là yếu tố quan trọng cho sự phát triển.

* Quan điểm hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản

Khi xây dựng quy hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần lựa chọn phương án, xác định mức độ quy mô đầu tư vốn và công nghệ vào các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến hợp lý như thế nào, bó trí nguồn lực ra sao…Phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường làm mục tiêu tiến hành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản là để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng phải kết hợp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân; thực hiện cơng bằng; xây dựng an ninh chính trị vùng biển đảo ổn định; bảo vệ nguồn lợi và môi trường. Nếu chỉ đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà không quan tâm đến vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường, hoặc ngược lại, thì đều phải trả giá mà hậu quả là khó có thể lường trước được.

Trên đây là những quan điểm mang tính định hướng trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Khánh Hịa nói riêng trong thời gian tới. Những quan điểm này giúp

đưa ra những định hướng và giải pháp để thực hiện thành cơng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản được thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)