Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 95)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.3.2- Giải pháp về thị trường

Có thể nói thị trường trong nước và nước ngồi là một trong những yếu tố có sự tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Khánh Hòa. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa

đến năm 2015, tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện những phương hướng sau:

- Đẩy mạnh thị trường theo hướng xuất khẩu và khai thác các lợi thế so sánh về thủy sản ở Khánh Hòa với các địa phương khác để phát triển. Muốn vậy cần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ thủy sản như tôm, cá, mực cấp đông, ngọc trai, yến sào, cá cảnh … để mở rộng thị trường ngồi nước. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu điều tra, thăm dị, dự báo thị trường trong nước và ngồi nước, nhất là các đối tác đã có quan hệ thương mại truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Mỹ … và những đối tác tiềm năng khác để có chính sách thị trường thích hợp để thực hiện kế hoạch xuất khẩu của ngành đề ra. Xây dựng chính sách giá hợp lý, tạo được thế cạnh tranh ở thị trường trong nước và thị trường ngồi nước để khuyến khích ngư dân và các tổ chức kinh tế phát huy năng lực sản xuất – kinh doanh của mình.

- Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, cần có biện pháp tổ chức tốt công tác thông tin thị trường. Công tác thông tin thị trường rất quan trọng nhất là những thông tin về kinh tế và thương mại của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế trong nước cho đối tác nước ngoài và ngược lại. Đẩy mạnh các tổ chức làm dịch vụ nghiên cứu, thăm dò, dự báo giới thiệu thị trường và bạn hàng cho các cơ sở sản xuất chế biến xuất khẩu những thông tin cần thiết …

- Các đơn vị sản xuất, các nhà máy chế biến đơng lạnh có biện pháp đầu tư cơng nghệ hiện đại để đổi mới cơ cấu sản xuất, không ngừng tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới, hấp dẫn thị trường ngoài nước theo hướng tăng hàm lượng công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám trong các hàng hóa xuất khẩu; cố gắng giảm tối đa xuất khẩu hàng hóa thủy sản thơ. Chủ động cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng, hạ giá thành hàng hóa và bao bì xuất khẩu để nâng sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, cũng như thị trường nội địa.

Để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa thủy sản Khánh Hịa trên thị trường thế giới, cần xây dựng và củng cố hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản trong tỉnh, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng các hoạt động quảng cáo và giao lưu thương mại.

Đối với thị trường nội địa, tỉnh cần đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức tốt mạng lưới thương mại hàng hóa thủy sản nội địa, kết hợp với việc xây dựng tiện nghi các chợ cá. Tỉnh Khánh Hịa cần có chính sách yểm trợ tài chính thích hợp đối với những cơ sở sản xuất và các hộ gia đình làm nghề chế biến, kinh doanh các sản phẩm thủy sản phục vụ cho tiêu thụ nội địa, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa như các huyện miền núi trong tỉnh, các tỉnh vùng Tây Nguyên. Cơ quan quản lý ngành cần có biện pháp quản lý các hoạt động của các chủ vựa, những người buôn bán nguyên liệu và sản phẩm thủy sản để lưu thơng phân phối hàng hóa thủy sản diễn ra bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 95)