Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 78)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

2.3.1.1- Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân Những thành tựu đã đạt được

Những thành tựu đã đạt được

Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản đã và đang tiếp tục chuyển dịch

theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng biển Khánh Hịa. Trong cơ cấu ngành thủy sản, thì ni trồng thủy sản vẫn khẳng định được vị trí chủ lực của ngành trong việc đáp ứng nguồn nguyên liêu ổn định cho chế biến, cũng như nhu cầu ngày càng cao của thị trường; cơ cấu tàu thuyền và nghề nghiệp trong lĩnh vự khai thác được điều chỉnh theo hướng vừa khai thác xa bờ kết hợp với khai thác gần bờ hợp lý để nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong lĩnh vực chế biến vừa kết hợp chế biến truyền thống với chế biến ra các sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao, dựa trên công nghệ tiên tiến của thế giới.

Thứ hai: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đã tiến tới có sự kết hợp

hài hóa giữa các khâu để đảm bảo phát triển bền vững, đó là: đẩy mạnh phát triển ni thương phẩm với phát triển sản xuất giống; giữa đánh bắt hiệu quả ven bờ với đẩy mạnh khai thác xa bờ để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững; trong chế biến đó là khơng ngừng đẩy mạnh chế biến xuất khẩu để thu về ngoại tệ với đa

dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng đối với thi trường nội địa; sự kết hợp giữa sản xuất với bảo vệ môi trường cũng ngày càng được chú trọng.

Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản đã từng bước xây dựng

những cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng cho ngành thủy sản. Trình độ công nghệ đang chuyển dần từ công nghệ thủ công mang tính truyền thống sang cơ cấu cơng nghệ nhiều tầng, đã ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh ngành thủy sản, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa thủy sản.

Thứ tư: Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, đã tạo việc làm cho hơn 80 ngàn lao động cho tỉnh. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ngành thủy sản Khánh Hòa vẫn đứng vững và phát triển, năm 2012 đã thu về 327 triệu USD của kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm thủy sản Khánh Hòa đã thâm nhập được vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ. Cả ni trồng, khai thác và chế biến đều gắn sản xuất với yếu tố thị trường và hội nhập quốc tế, qua đó có sự tác động nhất định đến quá trình sản xuất chung của tỉnh và q trình phát triển nơng nghiệp.

Thứ năm: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản đã dẫn đến sự biến

đổi của cơ cấu sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế, sản xuất, kinh doanh thủy sản ngày càng mang tính xã hội hóa cao, phát huy được nguồn nội lực trong tỉnh, nhất là về vốn để qua đó nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất ngành thủy sản.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Ngành thủy sản Khánh Hòa đạt được những thành tựu trên là do sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền ở địa phương, sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, đã sớm triển khai tổ chức thực hiện cụ thể hóa một bước đường lối của Đảng, nhanh chóng chuyển hoạt động của ngành thủy sản sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lãnh đạo và cơ quan quản lý ngành thủy sản Khánh Hòa sớm nhận thức được vai trị vị trí của nghề cá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề ra chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa, có bước đi thích hợp với điều kiện và đặc điểm của tỉnh; có chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về vốn, thực hiện tốt về công tác khuyến ngư. Ngành thủy sản đã gắn sản xuất với thị trường, dựa vào thị trường để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hướng đến mục tiêu xuất khẩu, coi sức mua của thị trường nội địa và xuất khẩu là thước đo giá trị của giá trị hàng hóa; là sự biểu hiện thành cơng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngành thủy sản đã phát huy thế mạnh về biển ở địa phương mình, xác định thủy sản là một trong 3 thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; khai thác nguồn vốn dồi dào trong nhân dân, có cơ chế thơng thống để khai thác tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển, nhất là khi có luật Doanh nghiệp ra đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)