Ngành khai thác thủy sản có đặc điểm là gắn với ngư trường khai thác, ngư trường khai thác lại có: ngư trường ven bờ (đánh bắt gần bờ) và ngư trường xa bờ (đánh bắt xa bờ). Chính đặc điểm này nó cho thấy được năng lực khai thác thủy sản. Mà năng lực khai thác thủy sản được thể hiện ở số lượng tầu thuyền và cơ cấu tầu thuyền khai thác. Nhìn chung, ở giai đoạn 2000-2005 này số lượng tầu thuyền máy phục vụ khai thác thủy sản tăng đều qua các năm, nếu như năm 2000 tổng số tầu thuyền đánh bắt là 5.205 chiếc, với tổng công suất là 119.695CV; đến năm 2005 con số này tăng lên là 5.646 chiếc (tăng 8,45% so với năm 2000), công suất tăng 126.482CV (tăng 5,7%). Con số đáng chú ý ở giai đoạn này là số thuyền đánh bắt thủ công được giữ nguyên từ đầu kỳ đến cuối kỳ là 1.500 chiếc, với tổng trọng tải là 4.782 tấn.
Bảng 2.4- Tốc độ phát triển tầu thuyền khai thác thủy sản giai đoạn 2000-2005
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch ngành thủy sản KH 2015-2020, Sở NN & PTNT KH, 2010.
Năm tầu thuyền Tổng số máy (chiếc) Tổng công suất (CV) Tầu đánh bắt gần bờ Tầu đánh bắt xa bờ Số lượng
(chiếc) Tỷ lệ (%) Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
2000 5.205 119.695 4.790 92,03 415 7,97 2001 5.325 120.942 4.895 91,92 430 8,08 2002 5.417 122.604 4.976 91,86 441 8,14 2003 5.439 123.161 4.981 89,92 458 10,08 2004 5.476 124.938 4.867 89,80 609 10,20 2005 5.646 126.482 5.021 88,93 625 11,07
Từ phân tích Bảng 2.4 đã cho thấy, cả số lượng tầu khai thác gần bờ và xa bờ đều tăng, nhưng tốc độ tăng của số lượng tầu máy khai thác xa bờ tăng nhanh
hơn, con số này ở năm 2000 là 7,97%, đến năm 2005 đã lên đến 11,07%. Trong khi tỷ trọng của tầu máy khai thác gần bờ giảm xuống, năm 2000 là 92,03%, giảm xuống còn 88,93% năm 2005. Bên cạnh đó, số lượng thuyền khai thác thủ công vẫn giữ nguyên về số lượng 1.550 chiếc và tổng trọng tải là 4.782 tấn. Điều này đã cho thấy nguồn lực thủy sản ven bờ đã dần cạn kiệt, chủ trương đầu tư đánh bắt xa bờ ngày càng được chú trọng.