Giải pháp về khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 99)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.3.4- Giải pháp về khoa học – công nghệ

- Tiến hành xây dựng chiến lược đến năm 2020 và thiết lập lộ trình, bước đi để có cơ sở đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh của ngành. Trong quá trình xây dựng chiến lược cần xác định lựa chọn công nghệ phù hợp vào nuôi trồng khai thác, chế biến của từng giai đoạn phát triển và đứng đầu, tiếp nhận những công nghệ cao để thu hẹp khoảng cách với nghề cá các nước trong khu vực. Trong những năm trước mắt, dựa vào khoa học – công nghệ tập trung giải quyết những bức xúc hiện tại của ngành như: đưa ra giải đáp một cách chính xác về tiềm năng nguồn lợi của các ngư trường biển Khánh Hòa, những cơng nghệ thích hợp cho khai thác xa bờ; xác định ngân hàng giống cho nuôi nước lợ và nuôi biển, xác định công nghệ chế biến tiên tiến để tạo ra nhóm sản phẩm xuất khẩu mang tính đặc trưng của Tỉnh.

- Hướng dẫn, khuyến khích các thành phẩn kinh tế ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức, biện pháp như:

+ Nâng cao trình độ học vấn cho ngư dân, giúp ngư dân có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng những khoa học – công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

+ Phát huy vai trò tổ chức khuyên ngư, triển khai hệ thống khuyến ngư đến tận xã, phường, làng cá. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn ngư dân những thành tựu công nghệ mới vào sản xuất.

+ Hình thành các trung tâm dịch vụ về khoa học – công nghệ thủy sản, thông qua diễn đàn ở các câu lạc bộ để thông tin, tư vấn cho ngư dân, các chủ thể kinh tế lựa chọn thiết bị cơng nghệ, đối tượng ni thích hợp với điều kiện đất đai, mặt nước, môi trường ở địa phương để đạt được hiệu quả đồng thời giúp đỡ họ trong q trình triển khai ứng dụng cơng nghệ mới.

- Đẩy mạnh mơ hình hợp tác “bốn nhà”: Nhà nước - nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học. Sở thủy sản là cầu nối giữa ngư dân và các nhà khoa học ở

Viện Hải dương học. Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản 3, Trường Đại Nha Trang, để giúp ngư dân tiếp nhận những thành tựu khoa học – công nghệ mới, đồng thời các nhà khoa học có nhiệu vụ giải đáp những vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn mà ngư dân yêu cầu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nhập thiết bị công nghệ hiện đại, các loại giống có năng suất, sạch bệnh của nước ngồi. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thường xuyên trao đổi thông tin, hội thảo khoa học để tiếp cận những thành tựu khoa học – cơng nghệ mới trong nghề cá, tìm kiếm sự giúp đỡ, viện trợ về kỹ thuật của nước ngoài rồi đẩy nhanh ứng dụng vào thực tiễn.

- Hợp lý hóa khai thác thủy sản, bao gồm phát triển có hiệu quả khai thác thủy sản xa bờ và điều chỉnh hợp lý nghề cá ven bờ; vừa khai thác, vừa bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi, đảm bảo phát triển cá ổn định, bền vững. Tăng cường mở rộng hợp tác với nước ngồi để thu nhập cơng nghệ mối, hiện đại; thúc đẩy khai thác thủy sản xa bờ và tiến tới phát triển nghề cá viễn dương. Xây dựng đồng bộ ngành công nghiệp khai thác thủy sản (đội tàu, bến, cảng cá, cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần an toàn trên biển…) trong mối quan hệ hệ thống nhất với các ngành nghề khác.

- Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển chiến lược; tạo ra bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển. Tỉnh Khánh Hòa cần tập trung lực lượng các nhà khoa học của địa phương kết hợp với trường Đại học Nha Trang, các viện khoa học trên địa bàn nghiên cứu những kỹ thuật công nghệ mới và lựa chọn du nhập những công nghệ tiên tiến về nuôi trồng trên thế giới để thúc đẩy ngành nuôi trồng ngày càng phát triển.

+ Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược sản phẩm và định hướng thị trường, gia tăng giá trị thương mại. Khai thác và sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, kể cả nguyên liệu nhập khẩu. Khánh Hòa cần qui hoạch lại và nâng cấp hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản ở thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới. Đầu tư nghiên cứu tiếp thị và phát triển nhiều mặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và

xuất khẩu. Tăng cường và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm với các thiết bị kỹ thuật hiện đại để ngày càng nâng cao giá trị hàng hóa thủy sản.

+ Phát triển lĩnh vực cơ khí – hậu cần – dịch vụ nghề cá theo hướng vừa đầu tư củng cố nâng cấp, kết hợp chặt chẽ với việc chuyển đổi quản lí các cơ sở hiện có, vừa xây dựng các cơ sở mới hiện đại, đảm bảo năng lực phục vụ có hiệu quả cho đánh bắt, ni trồng, chế biến, thương mại thủy sản … Cần củng cố hệ thống cung ứng và dịch vụ động cơ thủy, gắn với bảo hành sửa chữa và tiến tới hình thành ngành cơng nghệ đóng tàu cá có cơng suất lớn phục vụ cho công tác khai thác xa bờ và địa dương (tàu vỏ gỗ, vỏ sắt, compozit …) Xây dựng ngành công nghiệp dệt lưới kết hợp với sản xuất các thiết bị cứu hộ, cứu sinh, bảo hộ lao động nghề cá để đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác của ngư dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 99)