- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:
3.3.3- Giải pháp về vốn đầu tư cho ngành Thủy sản
Từ thực tế cho thấy, nguồn vốn được hoạt động trong ngành thủy sản chỉ đáp ứng được 60 đến 70% so với yêu cầu đầu tư vốn cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do nguồn vốn hạn hẹp nên nhiều ngư dân khơng có khả năng đóng tàu thuyền với công suất để khai thác xa bờ, hoặc nuôi trồng dừng lại ở quy mô nhỏ, phương thức nuôi thủ công; các cơ sở chế biến với kỹ thuật thô sơ khó có khả năng nâng cao trình độ cơng nghệ, để sản xuất có hiệu quả. Đây là rào cản làm giảm tốc độ trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành thủy sản ở Khánh Hòa.
Để huy động nguồn vốn cho mục tiêu trên, tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện những giải pháp đồng bộ sau:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong ngành phát huy cơ chế tự chủ, sử dụng nguồn vốn tự có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh dựa trên việc ứng dụng những thành tự khoa học - công nghệ hiện đại; thường xuyên cải tiến tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất lao động để nâng cao khả năng tích lũy, tạo ra nguồn vốn để tái sản xuất mở rộng. Đây là giải pháp dùng vốn tự có để đầu tư vào khoa học - công nghệ và ngược lại thông qua khoa học – công nghệ để tạo ra nguồn vốn lớn hơn.
- Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp có hiệu quả để kích thích sản xuất phát triển; xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, các hình thức hợp tác, nhóm bạn nghề, các chi hội nghề cá … nhằm đánh thức những nguồn vốn nằm im thành vốn
hoạt động, biến vốn thuộc sỡ hữu tư nhân thành vốn xã hội, vốn của ít người thành vốn của nhiều người; đưa các doanh nghiệp thủy sản có đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khóa để thu hút vốn đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Xây dựng cơ chế tự tạo vốn trong cộng đồng ngư dân bằng nhiều hình thức như “quỹ tín dụng nơng thơn”, “quỹ tín dụng nghề cá” … huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân hỗ trợ cho sản xuất phát triển. Thực hiện phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để Nhà nước cùng nhân dân đầu tư sản xuất xây dựng mới các tuyến giao thông, bến cảng, chợ cá để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông nguồn hàng được thuận tiện.(Bài học rút ra từ Quảng Ngãi)
- Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn lâu dài để ngư dân có điều kiện đóng mới tàu thuyền cơng suất lớn, mua sắm các thiết bị, ngư cụ hiện d dại để khai thác, nuôi trồng, chế biến ngày càng có hiệu quả.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngồi bằng hình thức đầu tư trực tiếp 100%, vốn đầu tư phát triển ODA, hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài trong các lĩnh vực như: xây dựng các tuyến giao thông đến các trung tâm nghề cá, xây dựng các cảng cá, các nhà máy chế biến hiện đại … liên doanh trong các lĩnh vực nuôi ngọc trai, nuôi tôm, nuôi cá cảnh xuất khẩu v.v…
Để có thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực thủy sản, tỉnh Khánh Hòa cần phải thực hiện:
+ Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thơng thống với các thủ tục hành chính đơn giản, thời gian cấp giấy phép nhanh chóng, có nhiều ưu đãi như giá thuê đất, mặt nước thấp, thời gian thuê đất, mặt nước dài hạn v.v … Các dự án về thủy sản được quy hoạch, có kết cấu hạ tầng tốt, ở khu vực giao thông thuận lợi … để thu hút các nhà đầu tư.
+ Tỉnh cần có biện pháp tăng cường hợp tác với các quốc gia có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, trao đổi khoa học – công nghệ mới, tiếp nhận viện trợ vốn và các thiết bị thủy sản tiên tiến. Tổ chức các hội chợ quốc tế để quảng bá tiềm năng về biển, sản phẩm và ẩm thực
thủy sản của Khánh Hòa với bạn bè quốc tế, và tìm kiếm khách hàng và thị trường thế giới.