Kiến nghị với tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 103 - 108)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.3.7.2- Kiến nghị với tỉnh Khánh Hòa

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch và đẩy mạnh hơn nữa q trình chuyển dịch cơ câu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hịa và Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn cần thực hiện:

- Đối với khai thác hải sản trên biển nhất là các đội tàu đánh bắt xa bờ, cần được Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh việc khuyến khích thơng qua các chính sách về vốn, thông tin thị trường, môi trường pháp lý, để ngư dân liên kết lập ra các tổ hợp tác xã kiểu mới giúp đỡ lẫn nhau trong khai thác, phòng tránh rủi ro trong sản xuất cũng như tìm kiến cứu nạn.

- Đối với chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tỉnh Khánh Hịa cần có những chính sách hỗ trợ về mặt bằng, cơ sở hạ tầng để khuyến khích các mơ hình tập đồn sản xuất đa ngành nghề chế biến xuất khẩu với công suất lớn và tập trung. Chuyển đổi các công ty quốc doanh trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu sang công ty cổ phần. Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội chế biến thuỷ sản xuất khẩu trong việc sản xuất và buôn bán thuỷ sản.

- Đối với chế biến thuỷ sản tiêu dùng nội địa tỉnh và ngành cần tuyên truyền và tạo hành lang pháp lý để các thành phần tham gia chế biến nhận thấy lợi ích và hiệu quả trong việc chuyển đổi làm ăn cá thể manh múm sang các hình thức cơng ty cổ phần; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Đối với ni trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hịa cần có các chính sách tạo mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà quản lý, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông (ngư dân), để tạo thành một chuyễn khép kín giữa cơ chế, khoa học – cơng nghệ, yếu tố đầu ra cho sản phẩm và người nuôi trồng. Có như vậy mới tạo ra được sức

mạnh tổng hợp để đưa ngành thủy sản nói chung và ni trồng thủy sản nói riêng phát triển và khai thác được mọi tiềm năng nọi lực trong tỉnh.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày:

Thứ nhất: Những mục tiêu tổng quát và những quan đểm chuyển dịch chủ

yếu có tính phương pháp luận nhằm xây dựng căn cứ cho định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

Thứ hai: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các quan điểm chủ yếu, luận văn

xây dựng phương hướng chung và phương hướng tương đối cụ thể cho Nuôi trồng, Khai thác, Chế biến thương mại và Dịch vụ hậu cần nghề cá trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.

Thứ ba: Luận văn đã mạnh dạn nêu ra 6 giải pháp mà tác giả cho rằng đó là

những giải pháp chủ yếu nhất, phải tiến hành đồng bộ để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được thành cơng. Cùng với những kiến nghị có tính khả thi nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kết luận

Bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống của kinh tế chính trị, như: trừu tượng hóa khoa học, logich kết hợp lịch sử, phân tíc và tổng hợp, sử dụng các số liệu thống kê, luận văn đã đạt được những mục đích và hồn thành được nhiệm vụ đề ra đó là:

Thứ nhất: Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản về: Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu, nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và ngành thủy sản, trên cơ sở kế thừa và phát triển; trình bày khái quát một số quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các trường phái kinh tế chủ yếu, luận văn đã rút ra những vấn đề chung làn cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề. Luận văn cũng đã thông qua việc tổng kết những bài hoạc kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của 3 tỉnh trong nước. Đồng thời nêu lên những nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.

Thứ hai: Qua rất nhiều số liệu thống kê và tài liệu tham khảo, luận văn đã

phân tích làm rõ những đặc điểm của tỉnh Khánh Hịa nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản. Thực hiện việc phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận văn đã phân tích thực trạng hai giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản. Qua đây, luận văn đã nêu lên được những xu hướng thực trạng, những thành tựu, tồn tại và những nguyên nhân của những thành tựu, tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.

Thứ ba: Luận văn cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát và những quan điểm về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa; phương hướng chung có tính định hướng cơ bản, là cơ sở để xây dựng những phương hướng cụ thể cho mỗi ngành trong tổng thể của ngành thủy sản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Luận văn đã trình bày tổng quát phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến và thương mại thủy sản, dịch vụ hậu cần thủy sản.

Thứ tư: Luận văn đã mạnh dạn nêu ra 6 giải pháp mà tác giả cho rằng đó là

những giải pháp chủ yếu nhất, phải tiến hành đồng bộ, không thể bỏ qua một giải pháp nào. Cùng với những kiến nghị có tính khả thi nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt được một cơ cấu kinh tế ngành năng động, có hiệu quả nhất, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, hội nhập được vào quá trình phân công, hợp tác với vùng, cả nước và khu vực; góp phần có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa nói chung và đối với người dân nói riêng.

Thứ năm: Luận văn đã nêu lên một số kiến nghị cần thiết đối với Nhà nước và đối với tỉnh Khánh Hịa, để qua đó thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả và q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa được thành cơng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là một bộ phận không thể tách rời với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung của tỉnh Khánh Hịa (Dịch vụ, du lịch – Công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp), cũng là nằm trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của cả nước. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những luận giải, phân tích, đề xuất, chính là nhằm nghiên cứu một bộ phận trong một chỉnh thể thống nhất hữu cơ. Các bộ phận khác trong chỉnh thể cũng cần có sự nghiên cứu tiếp tục trong các đề tài khác để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách đồng bộ, thống nhất, hoàn chỉnh và hiệu quả cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một đề tài nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề này trong phạm vi một tỉnh, theo đánh giá chủ quan của tác giả, đây là một đề tài khó và rộng. Để nghiên cứu sâu hơn và hồn thiện hơn, thì cần phải có sự đầu tư tiếp tục nhiều hơn nữa cả về công sức và trí tuệ. Trong q trình thực hiện đề tài này, tác giả gặp khơng ít những khó khăn và có thể cịn có nhiều hạn chế, ngun nhân xuất phát vẫn là từ nhận thức của bản thân về vấn đề này còn hạn chế. Tuy nhiên về mặt cơ bản, tác giả đã thực hiện được mục đích của luận văn đề ra.

Tài liệu tham khảo

1- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. Trung tâm Tin học. Bộ NN&PTNT.

2- Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Khánh Hòa, 2010. Báo cáo thống kê về cơ

cấu thuyền – nghề của tỉnh Khánh Hòa.

3- Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Khánh Hòa, 2011. Báo cáo thống kê về cơ

cấu thuyền - nghề khai thác của tỉnh Khánh Hòa.

4- Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Khánh Hòa, 2012. Báo cáo thống kê về cơ

cấu thuyền - nghề khai thác của tỉnh Khánh Hòa.

5- Cục Thống kê Khánh Hòa, 2012. Niên giám thống kê 2012. Tp.HCM: Nhà xuất bản Thống kê.

6- Đảng cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội

nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI). Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG.

7- Ngơ Đình Giao, 1998. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố

nền kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

8- Nguyễn Xuân Long, 4/2000. Công nghiệp chế biến với q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp Khánh Hồ thời kỳ 2000- 2010. Tạp chí cơng nghệ, số tháng 4/2000, trang 10-13.

9- Nguyễn Xuân Long, 8/2000. Cơ cấu kinh tế nơng thơn Khánh Hồ hướng phát triển giai đoạn 2000- 2010. Tạp chí Kinh tế nơng nghiệp, số tháng 8/2000, trang 15-17.

10- Trần Văn Nhưng, 2001. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cơng

nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ. Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11- Nguyễn Đình Phan, 6/2000. Phát triển cơng nghiệp nơng thơn trong q trình CNH, HĐH. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 28 tháng 8, trang 31 - 33.

12- Sở NN & PTNT Khánh Hòa, 2010. Báo cáo Quy hoạch ngành thủy sản Khánh

Hòa 2015-2020.

thủy sản Khánh Hòa.

14- Sở NN & PTNT Khánh Hòa, từ 2006 đến 2011. Báo cáo tổng kết năm của

ngành thủy sản Khánh Hòa.

15- Sở NN & PTNT Khánh Hòa, từ 2006 đến 2011. Báo cáo tổng kết tình hình thực

hiện công tác Nông nghiệp & PTNT.

16- Sở NN & PTNT Quảng Ngãi, 2010. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn từ 2015 đến năm 2020.

17- Sở NN & PTNT Quảng Ninh, 2010. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn từ 2015 đến năm 2020.

18- Nguyễn Đề Thanh, 2005. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản nước

ta qua khảo sát ở tỉnh Khánh Hòa. Luận án Tiến sĩ. ĐH Quốc gia Tp.HCM.

19- Bùi Tất Thắng, 1997. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb KH xã hội.

20- Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

21- Tổng cục Thủy sản, 2012. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt

Nam năm 2020 tầm nhìn 2030.

22- Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định Số:10/2006/QĐ-TTg. 23- UBND tỉnh Khánh Hoà, từ 2006 đến 2012. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. 24- UBND tỉnh Cà Mau, 2001. Phương án điều chỉnh quy hoạch sản xuất ngư -

nông - lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 – 2010. Quyết định số

1116/QĐ-CTUB.

25- Tô Thị Hiền Vinh, 2009. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo

hướng CNH, HĐH các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ. ĐH Quốc gia Tp.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 103 - 108)