Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

2.3.1.2- Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại cần khắc phục

Những tồn tại cần khắc phục

Một là, cơ cấu kinh tế ngành thủy sản chuyển dịch còn chưa cân đối và thiếu

bền vững. Ni trồng tuy đã có tốc độ phát triển nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, và còn phụ thuộc nhiều về yếu tố thời tiết, mơi trường và giống. Trong khi đó nguồn tài nguyên ven bờ đã dần đi đến cạn kiệt, mà khả năng khai thác xa bờ còn yếu, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chế biến và ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành.

Hai là, Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành diễn ra chậm chạp và thiếu bền

vững. Nuôi trồng chưa chủ động được vấn đề dịch bệnh, vấn đề sản xuất giống nuôi thương phẩm và giống bố mẹ. Khai thác vẫn chuyển dịch chậm về cơ cấu tầu thuyền khai thác theo hướng đánh bắt xa bờ và tầu công suất lớn. Cả hai điều này và cùng với các yếu tố khác tác động làm tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm.

Ba là: Chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm nuôi trồng diễn ra nhanh, nhưng

thiếu sự chắc chắn, đó là: trong ni trồng chuyển dịch từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, sang hải đặc sản biển. Trong chến biến chuyển từ hàng tươi sống sang hàng khô và hàng nội địa. Tất cả sự chuyển dịch này đều mang tính tự

phát nhất thời khi sản phẩm tơm sú gặp khó khăn.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu lao động cũng còn chậm giữa các ngành, đó là

trong khi lao động trong khai thác và chế biến tăng đều qua các năm, cịn trong ni trồng lại chững lại và có xu hướng sụt giảm ở năm 2011, bên cạnh đó là trình độ lao động trong ngành thủy sản còn thấp, vẫn chịu ảnh hưởng của cách làm truyền thống.

Năm là: Ngành nuôi giống thương phẩm và giống bố mẹ đã dần đánh mất đi

thế mạnh, không tận dụng được những lợi thế về tài nguyên để phát triển nghề vốn đã đã một thời là thế mạnh.

Sáu là: Thị trường trong nước thời kỳ đầu chưa được chú trọng, được coi là

giải pháp tình thế khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, do đó để sản phẩm Trung Quốc, Đài Loan chiếm lĩnh. Với thị trường ngoài nước, sản phẩm chủ yếu xuất sang Mỹ, Nhật, Châu Âu, nên khi nền kinh tế của các nước này gặp khó khăn, hoặc đua ra những quy định khắt khe về chất lượng, hàng hóa thủy sản khó khăn cho việc tìn thị trường thay thế.

Ngun nhân của những tồn tại

Thứ nhất: Ngành thủy sản Khánh Hòa thiếu một chiến lược tổng thể trong

bố trí, quy hoạch về ngành nghề; trong quy hoạch về diện tích tập trung cho phát triển thủy sản. Cơng tác dự báo về thị trường đầu ra cho sản phẩm thủy sản, thị trường khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa cịn yếu. Trong q trình chuyển dịch vẫn để tính tự phát không theo quy hoạch tổng thể.

Thứ hai: Thiếu vốn để đảm bảo cho quá trình chuyển dịch theo đúng hướng

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Được coi là nghề cá nhân dân, nên việc nhân dân vẫn duy trì những phương pháp trong khai thác, chế biến và nuôi trồng kiểu truyền thống với kỹ thuật lạc hậu, không thân thiện với môi trường; tổ chức sản xuất manh mún, chụp giật và tự phát còn tồn tại. Tất cả những vướng mắc này đều có cùng nguyên nhân đó là khơng có vốn để đầu tư. Điều này làm cho việc chuyển dịch cơ cấu theo ngành nghề, theo phương tiện khai thác còn chậm.

Thứ ba: Sự gắn kết giữa các bộ phận hợp thành ngành, đó là ni trồng, khai

thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá chưa thực sự chặt chẽ, vẫn cịn mang tính “mạnh ai nấy làm”, vì vậy chưa có sự thống nhất để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn chung của ngành khi gặp phải, ví dụ như, sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngồi, thơn tin thị trường, khó khăn về vốn….

Thứ tư: Trình độ khoa học, cơng nghệ, trình độ tổ chức quản lý thủy sản còn

chậm được đổi mới, vì vậy làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa thủy sản trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao; thất thốt sau thu hoạch cịn lớn, năng suất lao động và sự giải phóng sức lao động thấp.

Thứ năm: Ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, có nguyên nhân khách quan đó là, ngành thủy sản Khánh Hòa tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ xuất phát điểm thấp, kinh tế kém phát triển, ngư dân ven biển đa số là nghèo, công cụ lao động thô sơ, tàu thuyền nhỏ bé; tốc độ dân số tăng nhanh trình độ dân trí thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các thành tự khoa học, kỹ thuật, tiếp cận với kinh tế thị trường. Mặt khác thủy sản là ngành luôn phải chịu sự tác động của tố môi trường tự nhiên, sản xuất kinh doanh mang tính rủi ro cao. Ngồi ra cịn có yếu tố thị trường đầu ra cho sản phẩm, nhất là khi hướng ra xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)