Giải pháp về quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

3.3.1- Giải pháp về quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản

Qua thực tiễn tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa ở thời gian qua, cho thấy: Bên cạnh những mặt tích cực, đã làm được. Xong vẫn còn bộc lộ những khuynh hướng tự phát, manh mún, phát triển mất cân đối ở một số lĩnh vực nghề cá, như: Nhân dân đua nhau nuôi trông, khai thác, chế biến… đã làm cho nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan… Điêu này không những làm giảm tốc độ phát triển, mà tiềm năng , nguồn lợi của tỉnh không được khai thác hiệu quả, lâu dài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tự phát” này chính là sự chậm trễ và cịn yếu kém trong cơng tác quy hoạch.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn về quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua cho thấy cịn có nhiều bất cập. Để khắc phục những bất cập này, ngành thủy sản Khánh Hịa, mà cơ quan chủ quản trực tiếp đó là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Khánh Hịa cần hoàn thiện các vấn đề sau:

- Hoàn thiện việc điều tra, thống kê, quy hoạch, đánh giá lại tiềm năng kinh tế thủy sản của tỉnh về: Nguồn lợi, điều kiện khai thác, nuôi trồng, chế biến, môi trường sinh thái… để qua đó thấy được những ưu thế và hạn chế của ngành. Mặt khác, để khai thác hiệu quả các các tiềm năng này phải thông qua các nguồn lực, trước hết là nội lực của tỉnh, bao gồm: nguồn nhân lực, khả năng tài chính, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm…các cơng tác này phải được quy hoạch và tính tốn chính xác.

- Hoạt động ngành thủy sản luôn gắn với thị trường: thị trường đầu ra và thị trường đầu vào; thị trường trong nước và thị trường nước ngồi. Do đó việc tiến hành điều tra, khảo sát, dự báo chính xác và cập nhật thông tin thường xuyên những biến động của thị trường cũng như xu hướng phát triển nghề cá, là việc làm rất quan trọng để ngành có những định hướng phát triển trong sản xuất kinh doanh.

- Tiến hành quy hoạch cơ cấu nghề nghiệp, sắp xếp, phân công lại lao động một cách hợp lý; quy hoạch các phương tiện khai thác, trình độ công nghệ của phương tiện khai thác; tổ chức sản xuất dựa trên phân tuyến khai thác phù hợp với đặc điểm, tiềm năng nguồn lợi của từng ngư trường. Thiết lập bản đồ khai thác, xác định rõ khu vực cấm và hạn chế khai thác để nuôi dưỡng, bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ ngư trường. Kết hợp giữa khai thác với xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần, tổ chức bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển – đảo.

- Tiến hành quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhằm khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế môi trường sinh thái tự nhiên của vùng đất triều và vùng nước ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, tiến hành phát triển những đối tượng nuôi trồng ít xâm hại tới mơi trường và các đối tượng thủy sản khác.

- Quy hoạch lại mạng lưới các nhà máy chế biến thủy sản gần các vùng cung cấp nguyên liệu; các cơ sở sửa chữa tầu, thuyền, các cảng cá, bến cá phù hợp cho sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)