Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:

2.3.2- Những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, cần tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải xây dựng ngành thủy sản hiện đại, có cơ cấu hợp lý và hiệu quả với sự chưa cân đối giữa các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến trong ngành thủy sản hiện nay. Giữa yêu cầu ngành thủy sản phải nắm bắt nhanh những thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, khả năng ứng dụng rộng rãi vào trong sản xuất kinh doanh thủy sản…với trinhg độ dân trí cịn thấp, thiếu vốn và trình độ quản lý tổ chức chưa đáp ứng kip.

Thứ hai: Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển có kế hoạch, theo qui hoạch

trong tổng thể cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng, với tình trạng tự phát, lộn xộn, khơng có quy hoạch hoặc thiếu quy hoạch đồng bộ; tình trạng ơ nhiễm mơi trường, cơ sở hạ tầng nghề cá chưa nâng cấp kịp thời… gây cản trở khơng nhỏ đến q trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy

sản theo hướng cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa là ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh, với yêu cầu vẫn phái tiếp tục phát triển với sự kết hợp với công nghệ truyền thống, sử dụng nhiều lao động, để giải quyết việc làm và giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng.

Thư tư, mâu thuẫn giữa yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

thủy sản tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi nguồn vốn lớn. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn hạn chế, thu nhập của ngư dân còn thấp.

Thứ năm, mâu thuẫn giữa yêu cầu đa dạng hóa mặt hàng thủy sản, chất lượng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu để thu ngoại tệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa thủy sản… với những yếu tố trình độ lực lượng sản xuất cịn thấp; cơ chế, chính sách, mơi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, hệ thống dự báo, thu thập thông tin chưa phát triển, đội ngũ quản lý chưa đáp ứng được so với yêu cầu.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung vào phân tích:

Thứ nhất, những đặc điểm của tỉnh Khánh Hịa nhìn từ góc độ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc điểm này như là những nhân tố đặc thù tác động, ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của Khánh Hòa.

Thứ hai, luận văn đưa ra tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Khánh Hịa, vị trí của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản.

Thứ ba, luận văn phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản qua hai giai đoạn: Giai đoạn 2000-2005, là giai đoạn đầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản trong cơ chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 2006-2011, giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, luận văn cũng đã trình bày những đánh giá chung về thành tựu, tồn tại và nguyên nhân…Đồng thời luận văn cũng đã khái quát những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình chuyển dịch trong thời gian tới

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)