Các tiêu chí đánh giá chất lượng hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

pháp luật

Thứ nhất, văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh được ban hành phải có căn

cứ pháp lý. Điều này thể hiện ở tính có căn cứ pháp lý cho việc ban hành văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh; những căn cứ pháp lý đó đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành văn bản; cơ quan trình dự thảo văn bản phải là cơ quan có thẩm quyền trình văn bản theo quy định của pháp luật; những đề nghị ban hành văn bản là hợp pháp.

Thứ hai, văn bản được ban hành đúng thẩm quyền hay không. Thẩm

quyền ban hành văn bản bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình thức: theo quy định tại điều 1, khoản 2 của

Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì văn bản QPPL của HĐND là nghị quyết. Thẩm quyền về nội dung: HĐND chỉ được ban hành các văn bản QPPL có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân cơng, phân cấp. Thẩm quyền này được quy định trong các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.

Thứ ba, văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh được ban hành phải đúng

thể thức kỹ thuật trình bày. Thể thức kỹ thuật trình bày của văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh được quy định tại Thông tư liên tịch số 55/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, bao gồm tiêu đề (tiêu ngữ, quốc hiệu); tên cơ quan ban hành văn bản; số và ký hiệu văn bản (ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu); địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên loại văn bản; trích yếu; nội dung; nơi nhận và chữ ký; đóng dấu và cách trình bày; phải đáp ứng u cầu về chất lượng kỹ thuật văn bản QPPL, được thể hiện trước hết ở ngôn ngữ, cách diễn đạt trong văn bản. Nhờ ngơn ngữ, các chính sách được thể chế hóa và có khả năng tác động đến mọi đối tượng để thực hiện. Ngôn ngữ là phương tiện thông tin về nội dung các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, do đó ngơn ngữ trong Nghị quyết phải chính xác, rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện, tránh tùy tiện chủ quan.

Thứ tư, văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh được ban hành theo một quy

trình do luật định, phải tuân thủ đầy đủ quy định về thủ tục, quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản QPPL cũng là cơ sở xác định cơ chế phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các khâu, các cơ quan, bộ phận tham gia vào quy trình xây dựng ban hành văn bản và xác định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong các khâu, các bước đó.

Việc đảm bảo các quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL là thể hiện nguyên tắc pháp chế XHCN, khắc phục tình trạng tuỳ tiện, mạnh ai nấy làm, thiếu kế hoạch và sự phối hợp của các cấp, các ngành, nhiều vấn đề không được thảo luận, nghiên cứu kỹ gây nên sự lãng phí tốn kém khơng cần thiết và chất lượng văn bản không cao.

Thứ năm, bảo đảm tính ổn định và tính cụ thể của các văn bản

QPPL. Các nghị quyết của HĐND khi được ban hành mà thay đổi thường xuyên sẽ làm xáo trộn các quan hệ kinh tế - xã hội ở địa phương, do đó phải đảm bảo tính ổn định. Muốn đạt được mục đích đó thì văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh phải phát huy được tính sáng tạo, tính kế thừa, phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi cao, được thực hiện theo một quy trình pháp luật chặt chẽ. Tính cụ thể của nghị quyết được thể hiện ở việc các nghị quyết phải chỉ ra được các hành vi các chủ thể phải thực hiện các nội dung của nghị quyết một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)