Đánh giá chung thực trạng chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 55 - 58)

luật của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang

Trên cơ sở phân tích làm rõ các tiêu chí, các yếu tố bảo đảm chất lượng văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh và đánh giá tình hình kết quả ban hành văn bản trong thời gian qua, có thể đánh giá chung những kết quả về chất lượng của văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang như sau:

Một là, các văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang đã tác động mạnh

mẽ, sâu rộng đến nền kinh tế - xã hội địa phương, đến sự phát triển địa phương về mọi mặt, góp phần tổ chức đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương và duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trật tự pháp luật, phù hợp với quy luật khách quan, với chi phí bỏ ra ít nhất. Các nghị quyết do HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành nhìn chung là phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế - xã hội ở địa phương, phù hợp với thực tế khách quan, hạn chế được sự chủ quan, duy ý chí và có tính khả thi, được thực tiễn chấp nhận.

Hai là, các văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang về cơ bản đã đạt

được mục tiêu là phản ánh chính xác ý chí, nguyện vọng, lợi ích, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, nội dung văn bản QPPL của HĐND tỉnh nhìn chung đã bảo đảm tơn trọng quy luật khách quan, loại bỏ sự lồng ghép ý chí chủ quan, lợi ích cục bộ của

địa phương, cấp dưới, đơn vị, ngành và của các chủ thể khác. Bảo đảm tính khách quan, bảo đảm các yếu tố cơ bản quyết định tính khả thi và vai trị tích cực của các nghị quyết. Nội dung, hình thức của các nghị quyết của HĐND tỉnh cơ bản bảo đảm tính khoa học, tính dự báo, hạn chế bớt được tính giáo điều, kinh nghiệm; thơng qua tổng kết thực tiễn để từ đó đưa ra được hoạch định chính sách, chủ trương, các giải pháp trong các nghị quyết của HĐND tỉnh sát thực, xử lý đúng các nhu cầu lợi ích xã hội ở địa phương mà đông đảo người dân quam tâm.

Ba là, các văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang đã kịp thời cụ thể

hóa và thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định các biện pháp, chủ trương quan trọng để phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển địa phương; quyết định các vấn đề đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực; phân chia địa giới hành chính của địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh; tạo điều kiện để toàn thể cán bộ và các cử tri trong tỉnh có điều kiện tiếp thu các chủ trương, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở địa phương; thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động thường trực của HĐND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Bên cạnh đó, chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến nay vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất: Tuy HĐND và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản QPPL để

điều chỉnh, quản lý việc xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản QPPL của HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ và hàng năm, nhưng việc thực hiện có lúc, có thời kỳ chưa nghiêm túc, chưa thống nhất, chưa thường xuyên và có lúc chưa bảo đảm có nề nếp, tạo những “lỗ hổng” trong quản lý và điều hành của chính quyền địa phương.

Thứ hai: Q trình tổ chức thực hiện việc soạn thảo và thông qua văn

bản QPPL của HĐND tỉnh về cơ bản được tuân thủ theo trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung, thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, nhưng trên thực tế có lúc, có nơi, hoặc ở một số cơ quan tham mưu thực hiện thiếu chặt chẽ, thiếu nghiêm túc và hiệu quả còn hạn chế.

Thứ ba: Vị trí, vai trị, trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư

pháp và các sở, ban, ngành, Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh đang từng bước được khẳng định với tư cách là cơ quan chuyên môn giúp HĐND và UBND tỉnh trong công tác xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản QPPL, trong việc chủ trì soạn thảo, tham gia soạn thảo các văn bản QPPL được phân công; trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản, nhất là trong việc thẩm định các dự thảo văn bản QPPL trước khi trình HĐND tỉnh thơng qua, nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của văn bản QPPL của HĐND tỉnh trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, vai trị, trách nhiệm của cơ quan mình, có lúc chưa thể hiện rõ chính kiến của mình nhất là khi các cơ quan chức năng có biểu hiện vi phạm các quy định của pháp luật trong chuẩn bị dự thảo văn bản QPPL của HĐND tỉnh.

Thứ tư: Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan được giao chủ trì

soạn thảo văn bản, sự tham gia xây dựng văn bản của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh ngày càng được khẳng định, nhưng chưa rõ nét, chưa thường xuyên, nhất là đối với các nghị quyết có đối tượng, phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng và tính khả thi của văn bản QPPL của HĐND tỉnh sau khi được HĐND tỉnh thông qua. Thường trực, các ban, đại biểu HĐND tỉnh chưa phát huy cao vai trị, trách nhiệm của mình trong việc thẩm tra, tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua các văn bản QPPL của HĐND tỉnh.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w