đồng nhân dân tỉnh
Thứ nhất: Cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị, tầm quan trọng của văn
bản QPPL của HĐND tỉnh là phương thức, cơng cụ chủ yếu có tính quyết định để HĐND tỉnh thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát của HĐND tỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các cơ quan nhà nước ở địa phương và quy tắc ứng xử của công dân theo pháp luật để từ đó có các giải pháp hữu hiệu đảm bảo văn bản QPPL của HĐND tỉnh tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Đảng, các nguyên tắc, quy luật khách quan của xã hội, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, đảm bảo chất lượng, tính khả thi, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, dân chủ, bình đẳng XHCN.
Thứ hai: Để nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh, trong
lúc chờ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì cần tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về xây dựng chương trình, kế hoạch ban hành văn bản, thành lập ban soạn thảo, trình tự, thủ tục, điều tra, khảo sát thực tế, trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, trách nhiệm của các cơ quan tham gia soạn thảo, tham gia đóng góp ý kiến, dự thảo văn bản, trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong thẩm định dự thảo văn bản, trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản QPPL của các Ban của HĐND tỉnh, trách nhiệm của Đại biểu HĐND tỉnh, trách nhiệm của Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND trong việc lập hồ sơ tổng hợp trình văn bản ra HĐND tỉnh và trách nhiệm của người có thẩm quyền ký chứng thực văn bản QPPL, chế độ, nguyên tắc, cơ chế, thẩm quyền kiểm tra, giám sát, rà soát, xử lý văn bản, tập hợp, hệ thống hố, xuất bản, phát hành cơng báo các văn bản do chính quyền địa phương ban hành hàng tháng và hàng năm, quy định cơ chế tài chính phục vụ cho cơng tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL ở địa phương.