Bảo đảm chất lượng nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 91 - 92)

tỉnh trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trong tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh thì chủ yếu thể hiện thơng qua 2 kỳ họp thường kỳ hàng năm, ngoài ra trong trường hợp cần thiết, HĐND tỉnh có thể họp bất thường. HĐND tỉnh làm việc theo chế độ hội nghị và biểu quyết theo đa số nên vị trí, vai trị của kỳ họp HĐND tỉnh là có tính quyết định cho chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, đặc biệt là chất lượng thảo luận, cho ý kiến, thông qua các văn bản QPPL của HĐND tỉnh là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Bởi vì, kỳ họp là phương thức cơ bản để các đại biểu HĐND tỉnh thể hiện rõ vai trò là người đại diện cho cử tri để quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội phục vụ lợi ích nhân dân địa phương. Trước khi có Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, quy trình thảo luận, xem xét, biểu quyết thơng qua các nghị quyết của HĐND tỉnh tại các kỳ họp HĐND được tiến hành tại phiên họp toàn thể tại hội trường. Sau khi

có Luật và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, việc thảo luận, cho ý kiến các dự thảo văn bản QPPL của HĐND tỉnh được cải tiến, đổi mới là tiến hành tại các tổ đại biểu HĐND tỉnh, sau đó tập hợp ý kiến thảo luận tổ để chỉnh sửa, bổ sung, thảo luận, biểu quyết, thơng qua tại phiên họp tồn thể tại hội trường. Việc cải tiến này đã tạo điều kiện để đại biểu HĐND tỉnh có nhiều ý kiến sâu sát, chất lượng, toàn diện, kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung dự thảo nghị quyết. Trong các kỳ họp của HĐND tỉnh hiện nay cần khắc phục một số hạn chế, các nghị quyết của HĐND tỉnh được soạn thảo, chuẩn bị thường chưa phải bởi trí tuệ của chính các đại biểu HĐND tỉnh mà chủ yếu là sự hợp thức hóa các quyết định của cấp ủy, của UBND tỉnh. Việc chuẩn bị nội dung thảo luận và quyết nghị tại kỳ họp còn hạn chế. Tài liệu gửi đến đại biểu HĐND thường chậm, thời gian để đại biểu nghiên cứu trước rất hạn hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thảo luận, nghiên cứu, cho ý kiến, biểu quyết thông qua các nghị quyết.

Để khắc phục hạn chế đó khi thảo luận, cho ý kiến các dự thảo văn bản QPPL tại phiên họp tổ và toàn thể, Đoàn Chủ tọa kỳ họp cần định hướng cho đại biểu HĐND tỉnh tham gia thảo luận, cho ý kiến tập trung vào những vấn đề lớn, chủ yếu của dự thảo văn bản, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau. Sau khi kết thúc thảo luận tại phiên toàn thể, HĐND tỉnh tiến hành biểu quyết về những vấn đề được tập trung thảo luận, sau đó biểu quyết thơng qua tồn bộ nội dung văn bản QPPL. Làm tốt quy trình trên đây sẽ bảo đảm chất lượng thảo luận, cho ý kiến, thông qua văn bản QPPL để khi được thơng qua các nghị quyết của HĐND tỉnh có chất lượng, đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 91 - 92)