Nguyên nhân về chất lượng của các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

nhân dân tỉnh

Trong hoạt động của HĐND tỉnh Bắc Giang, kỳ họp là một hình thức chủ yếu của HĐND tỉnh. Tại các kỳ họp thường và kỳ họp bất thường hàng năm, HĐND tỉnh bàn bạc, thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. Việc ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh tại kỳ họp, có sự tham gia của tất cả các đại biểu HĐND tỉnh, là nơi thể hiện tính dân chủ và trí tuệ tập thể HĐND. Do xác định đúng đắn tầm quan trọng của các kỳ họp HĐND, cho nên trong những năm qua chất lượng các nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang tại các kỳ họp đã có chuyển biến tích cực và ngày càng tốt hơn. HĐND

tỉnh đã chuẩn bị chu đáo về chương trình, nội dung ban hành văn bản QPPL tại các kỳ họp trong năm, các đại biểu tham gia kỳ họp hàng kỳ trung bình đạt 89%; thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao, bản lĩnh, trí tuệ, thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thơng qua các văn bản QPPL của HĐND tỉnh. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét, thảo luận, cho ý kiến dự thảo các nghị quyết do UBND tỉnh trình. Để có căn cứ xem xét, thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND tại các kỳ họp, ngồi các nội dung thơng tin trong các tờ trình thuyết minh và dự thảo các nghị quyết do UBND trình, các đại biểu HĐND tỉnh cịn kết nối các nguồn thơng tin, tư liệu khác như qua báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh, thông tin qua giám sát của HĐND, của Thường trực và các Ban của HĐND, của đại biểu HĐND; qua tiếp xúc cử tri, qua dự thảo báo cáo và các phương tiện thông tin đại chúng và qua đơn, thư phản ánh, kiến nghị yêu cầu của cử tri và thực tiễn hoạt động của từng đại biểu.

Trong các nhiệm kỳ trước, tại kỳ họp, sau khi nghe đại diện UBND tỉnh đọc tờ trình, dự thảo nghị quyết, đại biểu HĐND thường thống nhất cao theo nội dung tờ trình và dự thảo nghị quyết mà UBND tỉnh trình kỳ họp, các ý kiến thảo luận, phản biện thường khơng nhiều, có ít ý kiến có sức thuyết phục để tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh, cho nên dự thảo các nghị quyết do UBND tỉnh trình tại kỳ họp, thường được HĐND tỉnh thơng qua nhanh chóng. Từ nhiệm kỳ 2004 - 2011, phương thức xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết thông qua dự thảo các nghị quyết do UBND tỉnh trình có sự đổi mới và được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ hơn, có chất lượng, sức phản biện tốt hơn.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì trên cơ sở tờ trình và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh và báo cáo thẩm tra của các ban của HĐND tỉnh, Đoàn Chủ tịch kỳ họp gợi ý để đại

biểu HĐND tỉnh thảo luận một số nội dung trọng tâm và những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau trong dự thảo các nghị quyết do UBND tỉnh trình ra HĐND.

Về cơ bản, các ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh đều thảo luận tập trung theo gợi ý của đồn chủ tịch kỳ họp, trong đó tập trung nhiều ý kiến cử tri quan tâm cũng như thực tiễn hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh về lĩnh vực mà đại biểu quan tâm để thể hiện quan điểm của mình về từng vấn đề trong dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên do thời gian thảo luận, cho ý kiến, xem xét đối với dự thảo các nghị quyết không nhiều (thường là 1 buổi), do đó, đối với nhiều dự thảo nghị quyết, khi hết thời gian thảo luận tại hội trường, nếu có ý kiến của đại biểu HĐND chưa được phát biểu, thì sẽ viết ý kiến của mình gửi Đồn Chủ tịch.

Sau khi đại biểu HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến dự thảo nghị quyết, Đoàn Chủ tịch kỳ họp HĐND tỉnh chỉ đạo thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh chuẩn bị các nội dung cơ bản, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo nghị quyết để kỳ họp HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết đã tu chỉnh.

Trình tự, cách thức thảo luận, cho ý kiến, xem xét thông qua dự thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang đang từng bước được cải tiến, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của mình làm tốt cơng tác chuẩn bị. Các Ban của HĐND tỉnh đã làm tốt công tác thẩm tra dự thảo các nghị quyết. Đại biểu HĐND tỉnh đã dành thời gian thích hợp để nghiên cứu, thảo luận ở tổ, thảo luận tại hội trường. Về cơ bản, các đại biểu HĐND tỉnh đã thể hiện trách nhiệm trước cử tri, đã nghiêm túc nghiên cứu, phát huy trí tuệ trong thảo luận và biểu quyết thông qua. Tuy nhiên, do tài liệu các báo cáo, dự thảo nghị quyết, tờ trình của UBND tỉnh nhiều, một số dự thảo nghị quyết HĐND có nhiều vấn đề phức tạp, lại trong điều kiện làm việc kiêm nhiệm, nên nhiều đại biểu HĐND không đọc, nghiên cứu hết được tài liệu. Do đó một số đại biểu ngại thảo luận, phát biểu ý kiến, hoặc ý kiến không bảo đảm chất lượng, không phát huy dân chủ trong kỳ họp;

tính phản biện trong thảo luận, cho ý kiến, xem xét dự thảo nghị quyết chưa cao. Xuất phát từ đặc thù hoạt động HĐND tỉnh họp thường kỳ mỗi năm hai kỳ, thời gian dành cho kỳ họp thường ngắn 3-4 ngày, việc chuẩn bị nội dung để thảo luận, xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua dự thảo các nghị quyết tại kỳ họp còn hạn chế, bất cập. Tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh gửi đến kỳ họp HĐND tỉnh thường chậm so với luật định (có những dự thảo tờ trình, nghị quyết chỉ gửi đến kỳ họp trước 1 ngày) sát tận kỳ họp, do đó khơng có đủ thời gian cần thiết cho đại biểu nghiên cứu trước; số lượng tờ trình, các dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh thường là nhiều (có kỳ họp thơng qua với số lượng trên 20 nghị quyết), so với thời gian tiến hành kỳ họp, thời gian dành cho các cuộc thảo luận tại tổ, thảo luận chung tại hội trường cịn q ít, do đó có những nghị quyết khi được HĐND thơng qua, khả năng thực thi rất hạn chế.

Những tồn tại, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do các đại biểu thiếu thơng tin thực tiễn tình hình, đặc điểm hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh thuộc lĩnh vực mà nghị quyết của HĐND tỉnh điều chỉnh; thiếu nắm bắt các quy định, các văn bản pháp luật của trung ương; một số đại biểu chưa thể hiện hết tinh thần, trách nhiệm, trình độ, năng lực tham gia hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL còn yếu, chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động ban hành văn bản QPPL, do đó chưa sử dụng có hiệu quả quyền năng thảo luận và biểu quyết của mình trong thơng qua các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Để nâng cao chất lượng văn bản QPPL được thông qua tại các kỳ họp của HĐND tỉnh Bắc Giang, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hữu hiệu trong đó đề cao trách nhiệm, chất lượng thảo luận, cho ý kiến, xem xét và biểu quyết thơng qua các nghị quyết phải trở thành một hình thức hoạt động thực chất, dân chủ và thiết thực trong các kỳ họp HĐND tỉnh hàng năm.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w