trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng
Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định và giám sát các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh mà thể hiện cụ thể thông qua việc ban hành văn bản QPPL, thì một trong những giải pháp quan trọng đó là nâng cao năng lực, chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh trong thảo luận, biểu quyết thông qua văn bản QPPL. Thực tế hiện nay, nhận thức về vị trí, vai trị của đại biểu HĐND tỉnh chưa thực sự đúng đắn. Vì vậy cần phải có sự chuyển biến nhận thức về vai trị, vị trí của đại biểu HĐND tỉnh trong cấp ủy, chính quyền và mỗi người dân, để có ý thức lựa chọn những đại biểu đủ năng lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt chú trọng cơ cấu tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách có chất lượng, kinh nghiệm, kỹ năng về văn bản QPPL. Đối với đại biểu cũng phải nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về trách nhiệm, vai trị của mình khi được nhân dân tín nhiệm bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. HĐND tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Do đó, HĐND phải nắm bắt được ý chí, nguyện vọng, u cầu địi hỏi của nhân dân địa phương, nắm bắt thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở tỉnh cần có sự điều chỉnh bằng các cơ chế, chính sách, văn bản QPPL của HĐND tỉnh để ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời để thực hiện có hiệu quả. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì đại biểu HĐND tỉnh phải là người có năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn, và các vấn đề kinh tế - xã hội để có đủ tầm nhìn, trí tuệ, phân tích, đánh giá, thể hiện
rõ chính kiến, quan điểm của đại biểu HĐND tỉnh khi tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, biểu quyết thơng qua văn bản QPPL của HĐND tại các kỳ họp.
Văn bản QPPL của HĐND tỉnh nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân địa phương thành các nghị quyết của HĐND tỉnh, nhưng ý chí, nhu cầu, nguyện vọng của mọi người dân, của các tầng lớp xã hội khác nhau, khơng đồng nhất, địi hỏi người đại biểu HĐND tỉnh phải biết lựa chọn, thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, phải bảo đảm sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của mỗi tầng lớp nhân dân trong xã hội là rất khó, và quan trọng. Ngun tắc đó địi hỏi đại biểu HĐND tỉnh khi thảo luận thông qua các văn bản QPPL của HĐND tỉnh phải đạt trình độ cao, khách quan, tồn diện, lịch sử, phát triển với mục đích vì sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và lợi ích của nhân dân.
Để lựa chọn được các đại biểu HĐND tỉnh đáp ứng được yêu cầu có kỹ năng thảo luận thơng qua văn bản QPPL thì trước hết, cấp ủy Đảng phải nhận thức đúng về HĐND, coi HĐND là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, thơng qua HĐND tỉnh biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị cấp ủy Đảng thành các nghị quyết của HĐND để đưa vào thực hiện trong cuộc sống. Phải cải cách chế độ bầu cử, mở rộng phạm vi tham gia của cử tri, tăng số người ứng cử, cơ cấu thành phần phải hợp lý và đặc biệt quan tâm bố trí cán bộ chủ chốt của Đảng có đủ tiêu chuẩn, năng lực thực sự tham gia ứng cử đại biểu HĐND tỉnh, nhất là tăng cường số lượng, chất lượng những đại biểu chuyên trách ở Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, cần thiết phải cơ cấu đại biểu làm Trưởng, Phó các ban là chuyên trách.
Thực tiễn tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh thời gian qua cho thấy số lượng đại biểu có trình độ đại học Luật, đại học các chuyên ngành ngày càng tăng. Trong đó nên chú ý cơ cấu đại biểu chun trách phải có trình độ ít nhất là đại học luật và các đại học chuyên ngành.
- Phải có cơ chế phù hợp, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ chuyên gia giúp việc tạo điều kiện giúp đì Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ trình sáng kiến văn bản QPPL và thảo luận, biểu quyết thông qua văn bản QPPL. Tạo điều kiện tập huấn, đào tạo, bồi dưìng kỹ năng lập quy cho đại biểu HĐND tỉnh để thực hiện có chất lượng cơng tác này.
Phải tích cực đổi mới phương thức tiếp xúc cử tri để đại biểu HĐND tỉnh phát huy tốt vai trò người đại biểu HĐND nắm bắt kịp thời thông tin, nguyện vọng, tâm tư, kiến nghị, yêu cầu của cử tri để tổng hợp, xử lý kiến nghị các cơ chế, chính sách vào trong nội dung văn bản QPPL để HĐND tỉnh quyết nghị thơng qua và thực hiện có hiệu quả; bảo đảm cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời cho đại biểu HĐND. Bản thân đại biểu phải không ngừng học tập, rèn luyện, tự tìm tịi, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân.