Đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong tham mưu soạn

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 81 - 86)

định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Do tính chất và tầm quan trọng của văn bản QPPL của HĐND tỉnh mà công tác soạn thảo văn bản cần phải được tuân theo quy trình nhất định. Quy trình đó phải bao qt các vấn đề sau:

Theo sự phân cơng đã được ghi trong chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND tỉnh hàng năm hoặc theo sự chỉ đạo của UBND, HĐND tỉnh (trong trường hợp đột xuất đối với những văn bản cần ban hành ngoài chương trình hàng năm), cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức điều tra, nghiên cứu và chuẩn bị dự thảo văn bản QPPL bảo đảm đúng thời hạn.

- Trong trường hợp do văn bản có tính chất quan trọng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì cơ quan chủ trì soạn thảo trình UBND tỉnh thành lập ban soạn thảo. Thành phần

ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của các Sở, ngành hữu quan do thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo làm Trưởng ban.

Ban soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm chất lượng và thời hạn trình dự thảo nghị quyết theo quy định.

- Việc soạn thảo nghị quyết của HĐND tỉnh được tiến hành theo các nội dung: Đánh giá các văn bản QPPL hiện hành có liên quan đến dự thảo văn bản ở địa phương; tổ chức nghiên cứu chủ trương, chính sách của cấp uỷ Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương và các vấn đề khác có liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết; chuẩn bị đề cương; dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp, tuỳ tính chất và nội dung văn bản dự thảo; xác định rõ văn bản hoặc từng phần văn bản dự kiến bãi bỏ; lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp; hồn chỉnh dự thảo và tờ trình, trình UBND tỉnh quyết định để trình HĐND tỉnh thơng qua.

- Trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Trưởng ban soạn thảo phải phối hợp với Sở Tư pháp chủ động mời các cơ quan, ban, ngành liên quan và đại diện đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản (trong trường hợp cần thiết) tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo. Tài liệu tham gia ý kiến phải được gửi trước cho các cơ quan nghiên cứu, bao gồm:

1. Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, nêu rõ mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết, nội dung chủ yếu của dự thảo, các vấn đề trọng tâm, vấn đề đang có ý kiến khác nhau;

2. Dự thảo văn bản sẽ trình HĐND tỉnh ban hành; 3. Các văn bản viện dẫn và các tài liệu liên quan khác.

Các cơ quan được mời, được hỏi ý kiến phải cử người đại diện lãnh đạo có thẩm quyền dự họp. Nếu khơng dự họp thì phải có văn bản góp ý gửi cho cơ quan chủ trì soạn thảo và phải chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành hoặc đơn vị mình đối với những vấn đề đóng góp vào dự thảo văn bản.

Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Trưởng ban soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm tổ chức họp, thảo luận, giới thiệu nội dung và thu thập ý kiến đóng góp để bổ sung hồn chỉnh dự thảo văn bản. ý kiến thảo luận, đóng góp phải được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của chủ tọa hội nghị và gửi kèm hồ sơ trình UBND tỉnh; đối với các văn bản quan trọng, phạm vi tác động rộng thì UBND tỉnh quyết định việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản QPPL trước lúc trình HĐND tỉnh ban hành với hình thức phù hợp; cá nhân góp ý kiến về dự thảo văn bản thơng qua cơ quan, tổ chức của mình, trực tiếp hoặc gửi thư góp ý tới Văn phịng UBND, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan Tư pháp hoặc thông qua phương tiện thơng tin đại chúng; cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu và tiếp thu ý kiến tham gia để chỉnh lý dự thảo và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến.

- Thẩm định dự thảo văn bản QPPL.

Dự thảo văn bản QPPL sau khi đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, ngành và đối tượng đã được chỉnh sửa, hoàn thiện phải được chuyển đến Sở Tư pháp trong một thời hạn nhất định để thẩm định tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ của văn bản trong hệ thống văn bản QPPL.

Hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp yêu cầu thẩm định gồm: + Công văn yêu cầu thẩm định;

+ Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo trình UBND tỉnh cho ý kiến xem xét;

+ Dự thảo văn bản sẽ trình UBND tỉnh xem xét trước khi trình HĐND tỉnh thơng qua tại kỳ họp HĐND tỉnh (sau khi tiếp thu ý kiến các ngành, đã chỉnh lý);

+ Các văn bản viện dẫn;

+ Bản tổng hợp các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và đối tượng được lấy ý kiến; những ý kiến còn khác nhau.

Nội dung thẩm định gồm:

+ Sự cần thiết cần phải ban hành văn bản; tính khả thi của văn bản; + Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

+ Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL;

+ Sự phù hợp đường lối, chính sách của Đảng;

+ Tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống văn bản QPPL hiện hành;

+ Kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của văn bản, hình thức của văn bản; + Nội dung văn bản QPPL;

+ Phương pháp xử lý những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau.

Quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định có quyền u cầu cơ quan chủ trì soạn thảo, ban soạn thảo thuyết trình thêm, cung cấp thêm những tài liệu liên quan.

- Việc thông qua các dự thảo nghị quyết của HĐND Tỉnh tại các kỳ họp cần được thực hiện theo quy trình sau:

- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ trình HĐND tỉnh. Hồ sơ gồm: + Tờ trình của UBND tỉnh, nêu rõ ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết, nội dung chủ yếu của dự thảo văn bản, các vấn đề trọng tâm, các vấn đề cịn có ý kiến khác nhau;

+ Dự thảo văn bản đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến các ngành và đối tượng được trưng cầu ý kiến;

+ Biên bản các cuộc họp thảo luận, trưng cầu ý kiến đóng góp; + Văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;

+ Ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp;

+ Kế hoạch tổ chức thực hiện văn bản sau khi được ban hành; + Các văn bản viện dẫn và các tài liệu khác có liên quan.

- Trình tự, thủ tục thơng qua, ký chứng thực văn bản QPPL của HĐND tỉnh được thực hiện theo Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số. Chủ tịch HĐND ký chứng thực các nghị quyết của HĐND tỉnh. Thời gian ký chứng thực văn bản QPPL của HĐND tỉnh được tiến hành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Người ký chứng thực văn bản phải chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐND tỉnh, nếu văn bản ký sai quy trình, nội dung mà HĐND tỉnh đã quyết nghị khi thực hiện gây hậu quả xấu thì người ký văn bản và tổ chức cá nhân tham mưu trực tiếp phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Tổ chức thực hiện văn bản QPPL. Văn bản QPPL của HĐND tỉnh sau khi được ban hành thì UBND, Thủ trưởng các Ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai các biện pháp thực hiện và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình thực hiện ở địa phương, ngành, đơn vị mình. Các ngành, các cấp phải định kỳ sáu tháng, hoặc hàng năm báo cáo kết quả thực hiện văn bản QPPL của HĐND tỉnh ở địa phương, ngành mình cho UBND tỉnh, để UBND tỉnh tổng hợp báo cáo với HĐND tỉnh tại các kỳ họp của HĐND tỉnh. Trong trường hợp việc thực hiện văn bản QPPL gặp khó khăn, vướng mắc cần phải kịp thời báo cáo với UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xử lý. Các phương tiện thơng tin đại chúng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ quản, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp thường xuyên thông tin, phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu

các văn bản QPPL của HĐND tỉnh để các cấp, các ngành và mọi công dân biết và thi hành nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w