Nâng cao khả năng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 71 - 73)

pháp luật

Rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL là một bộ phận hợp thành của hoạt động xây dựng văn bản QPPL. Cơng tác này giữ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho xây dựng văn bản QPPL.

Điều 10-Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND 2004 quy định: 1. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải được thường xuyên rà sốt và định kỳ hệ thống hóa.

2. UBND có trách nhiệm tổ chức việc rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của mình và HĐND cùng cấp.

3. Cơ quan tư pháp thuộc UBND (sau đây gọi là cơ quan tư pháp) có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan giúp UBND cùng cấp rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp mình để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành [26].

Như vậy, nhiệm vụ rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL và xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành văn bản QPPL theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và công dân là nhiệm vụ thường xuyên. Trên thực tế, các văn bản QPPL do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành là rất nhiều, tạo thành một hệ thống văn bản QPPL từ trung ương đến địa phương, việc việc rà sốt, hệ thống hóa chưa được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc khiến cho việc cung cấp cơ sở dữ liệu cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL của HĐND và UBND cịn thiếu thốn, khó khăn. Trong những năm qua, HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã ban hành nhiều văn bản QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương, góp phần tạo mơi trường pháp lý thuận lợi, phát huy mọi tiềm năng của địa phương phục vụ mục tiêu đổi mới.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng văn bản QPPL vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, nội dung của văn bản. Một trong những nguyên nhân là hiệu quả cơng tác hệ thống hóa văn bản QPPL trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL của địa phương. Thực hiện phương hướng trên, HĐND và UBND tỉnh cần quan tâm đến các vấn đề về tổ chức, xây dựng một đội ngũ chun

viên có trình độ nghiệp vụ phù hợp, yêu cầu các cơ quan thường xuyên tổ chức hệ thống hóa văn bản QPPL trong ngành mình, thường xun kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động này.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 71 - 73)