Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)

ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh

- Cấp ủy Đảng đề xuất, khởi xướng vấn đề cần ban hành: Điều này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa cơ quan đảng với các cơ quan nhà nước trong việc điều tra, khảo sát, trao đổi thông tin thực tiễn làm cơ sở cho việc ban hành văn bản QPPL.

- Cấp ủy Đảng tạo môi trường dân chủ rộng rãi cho việc thảo luận, xem xét dự thảo văn bản QPPL: Điều này có thể thực hiện lồng ghép trong nội

dung các cuộc họp của Đảng, phát huy tối đa trí tuệ, tính sáng tạo của đảng viên, cũng nhằm kiểm tra việc thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong các văn bản QPPL như thế nào và giúp cho việc xây dựng các Nghị quyết của Đảng có tính thực tiễn cao hơn.

KẾT LUẬN

Văn bản QPPL của HĐND là phương tiện quản lý nhà nước quan trọng của chính quyền cấp tỉnh, là phương tiện thể hiện và thực hiện quyền lực cũng như ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trên phạm vi của tỉnh. Tuy nhiên, vai trị to lớn đó của văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh chỉ thực sự được phát huy khi bảo đảm được chất lượng soạn thảo, ban hành. Việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở nước ta nói chung và của HĐND tỉnh Bắc Giang nói riêng là vấn đề cấp thiết, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Qua nội dung nghiên cứu của luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh là các nghị quyết do HĐND cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng XHCN.

2. Để đảm bảo cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp bảo đảm chất lượng văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh, cần dựa trên các tiêu chí nhất định. Những tiêu chí đánh giá chất lượng về mặt nội dung gồm: tính phù hợp với các quy định của pháp luật; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; sự phù hợp của văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh với đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính khả thi của văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh khi được ban hành. Những tiêu chí đánh giá chất lượng về mặt hình thức gồm: tính đúng thẩm quyền; đúng căn cứ pháp lý; đúng thể thức kỹ thuật trình bày; tuân thủ đầy đủ quy định về thủ tục, quy trình xây dựng và ban hành văn bản v.v..

3. Chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng tham gia của từng chủ thể, từng giai đoạn trong quy

trình soạn thảo, ban hành văn bản; chất lượng về tổ chức, bộ máy, đại biểu HĐND; cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND.

4. Trong nhiệm kỳ 2004 đến 2011, hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đánh giá chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành những năm vừa qua, có thể thấy những ưu điểm nổi bật như: phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế được sự chủ quan, duy ý chí và có tính khả thi; kịp thời cụ thể hóa và thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên v.v.. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy chất lượng của một số văn bản QPPL của HĐND chưa cao; một số văn bản cịn mang tính hình thức, ngun tắc chung nên chậm đi vào thực tế; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu, trái với văn bản cấp trên vẫn cịn tồn tại; có văn bản phải sớm sửa đổi, thậm chí bãi bỏ sau khi ban hành. Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân, cả về chủ quan lẫn khách quan, trong đó nổi bật là những bất cập về quy trình soạn thảo, ban hành; sự yếu kém về chất lượng tham gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan; chất lượng của các kỳ họp HĐND cũng như chất lượng tham gia của các đại biểu HĐND v.v..

5. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trước nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và với thực trạng còn nhiều bất cập như trên, việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang là một yêu cầu tất yếu, mang tính khách quan trong bối cảnh hiện nay.

6. Để bảo đảm chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ các giải pháp chung đến các giải pháp cụ thể, trong đó cần tập trung các giải pháp quan trọng như: Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh; đổi mới quy trình ban hành văn bản QPPL, xác

định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong tham mưu soạn thảo văn bản QPPL; bảo đảm chất lượng thẩm định, thẩm tra các văn bản QPPL; bảo đảm chất lượng của đại biểu HĐND, nội dung các kỳ họp HĐND tỉnh trong ban hành văn bản QPPL; bảo đảm chất lượng cơng tác kiểm tra, rà sốt, hệ thống, xuất bản các văn bản QPPL do HĐND tỉnh ban hành hàng năm; tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo cho việc ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ cũng như các cấp uỷ Đảng đối với việc ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)