soạn thảo văn bản
Thực trạng chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
- Xét về nguyên nhân khách quan, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Quy chế Hoạt động của HĐND các cấp; Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 hiện hành quy định cịn mang tính ngun tắc chung, chưa cụ thể, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh, cho nên trên thực tế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh và tác động trực tiếp đến các tồn tại, yếu kém đã nêu trên.
- Xét về nguyên nhân chủ quan, đôi khi sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh chưa thường xuyên, chưa sâu sát. UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh chưa chủ động đề xuất xây dựng được chương trình ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh trong từng nhiệm kỳ, hoặc trong chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL hằng năm, mặc dù có chương trình, nhưng chưa lường hết nhu cầu thực tiễn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội, dẫn đến kết quả là chương trình được xây dựng thiếu, hổng một số lĩnh vực có nhu cầu ban hành văn bản QPPL trong năm.
- Sự nhận thức, phối hợp giữa một số Sở, Ban, ngành chức năng trong tham mưu văn bản QPPL cho HĐND tỉnh chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ và chưa có sự thống nhất cao; chưa phát huy hết trách nhiệm của ngành mình, cấp mình.
- Ở một số ít bộ phận cán bộ, cơng chức, chun gia soạn thảo văn bản QPPL, nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của văn bản QPPL của
HĐND tỉnh còn bị xem nhẹ, chưa tương xứng. Mặt khác, do trình độ, kỹ năng soạn thảo văn bản của một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ này chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, nên chưa đủ sức đảm nhiệm nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra.
- Hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế để xác định các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến văn bản QPPL của HĐND tỉnh chưa được thực hiện chu đáo, do đó chưa đủ luận cứ khoa học, xác thực cho nội dung các nghị quyết của HĐND tỉnh sát thực tế ở địa phương.
- Kinh phí, cơ sở vật chất, trí tuệ, chất xám đầu tư cho việc ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh ở Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và một số Sở, Ban, Ngành chưa thoả đáng, thậm chí có đơn vị hầu như khơng được đầu tư. Cho nên dẫn đến việc thực thi các khâu trong quy trình ban hành văn bản QPPL, nhất là khâu khảo sát thực tế, hội thảo lấy ý kiến góp ý, thẩm định, thẩm tra gặp nhiều trở ngại, khó khăn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản QPPL khi được ban hành.
- Quy chế quy định trách nhiệm đối với các cơ quan có liên quan trong ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh chưa rõ ràng, dẫn đến hiện tượng thực hiện nhiệm vụ được phân cơng cịn biểu hiện hình thức, đối phó, chưa phát huy trách nhiệm và chưa có người chịu trách nhiệm khi ban hành văn bản QPPL có sai sót, trái pháp luật, dẫn đến chất lượng văn bản kém; vi phạm nguyên tắc pháp chế trong ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh.
- Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện của cấp uỷ, HĐND, các tổ chức đoàn thể xã hội và của UBND cịn hình thức, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa sâu sát và thiếu chủ động về kế hoạch, chủ yếu đang được thực hiện thụ động theo cảm tính.
- Thực tiễn cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và ở địa phương đang diễn ra nhanh chóng, phong phú, đa dạng, phức tạp, sâu
sắc và nhiều biến đổi không ngừng cũng tác động lớn đến các hạn chế, tồn tại về chất lượng văn bản QPPL mà chính quyền địa phương chưa lường hết và cịn gặp khó khăn, lúng túng.