Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 41 - 47)

đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang từ 2004 đến nay

Vào đầu nhiệm kỳ HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XVI có một sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến hoạt động lập quy của HĐND các cấp, đó là Quốc hội thơng qua Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004. Vì vậy, có ảnh hưởng rất lớn đến công tác ban hành và nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang giai đoạn này.

Xét trên phương diện tổng thể của cả nước thì Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có đặc thù riêng so với các tỉnh khác, đời sống kinh tế - xã hội còn nghèo, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, điểm xuất phát thấp. Trong những năm qua, để đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh, trở thành tỉnh khá trong cả nước như Bác Hồ hằng mong muốn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI đã xác định:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cấp, các ngành; nâng cao chất lượng của cơ chế “một cửa”; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực; tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của cơng dân; thực hiện nghiêm túc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật; đấu tranh có hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí [13, tr.61].

Để đạt được mục tiêu, các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhất là HĐND tỉnh Bắc Giang tiếp tục thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước vào điều kiện cụ thể của Bắc Giang, phát huy các lợi thế của địa phương. Điều đó đặt ra địi hỏi phải nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh; phải đổi mới xây dựng chương trình ban hành văn bản QPPL; đổi mới trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL; đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp từ các khâu cụ thể; từng bước đưa công tác này đi dần vào nề nếp, có chất lượng. Đây là địi hỏi khách quan, là yêu cầu tất yếu không thể thiếu đối với công tác quản lý nhà nước ở địa phương trong giai đoạn đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và của tỉnh hiện nay.

Xét về tình hình chung, từ 2004 đến năm 2011, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản QPPL để quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn chung các văn bản do HĐND tỉnh ban hành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh uỷ Bắc Giang, HĐND, UBND tỉnh đã xác định rõ trọng tâm trước mắt là cải cách thể chế, thủ tục hành chính trong việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL cả về hình thức, nội dung văn bản, coi đây là vấn đề có tính quyết định. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, trong nhiệm kỳ 2004 - 2011, do có Luật Ban hành văn bản QPPL, Nghị định của Chính phủ và Thơng tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV- VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản làm cơ sở pháp lý quan trọng về ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương nhưng HĐND tỉnh Bắc Giang đã kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc thông qua việc thay thế, bổ sung các quy định của tỉnh về quản lý thống nhất việc ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh. Trọng tâm xác định rất rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các bộ phận tham mưu, trách

nhiệm, thẩm quyền của Văn phòng HĐND và UBND tỉnh và Sở Tư pháp trong việc bảo đảm chất lượng văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh nói chung và của HĐND tỉnh nói riêng, góp phần tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh cao hơn nhiệm kỳ trước.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, hàng năm, căn cứ vào chương trình

xây dựng văn bản QPPL trong năm, HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ động giao cho các sở, ngành chức năng, các đơn vị có liên quan, tham mưu, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, số liệu, các tư liệu và nhu cầu xây dựng, ban hành các nghị quyết, các cơ sở pháp lý để tổ chức dự thảo các nghị quyết, hình thành đề cương khái quát, đề cương chi tiết, phân cơng soạn thảo; tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến; hoàn chỉnh dự thảo các nghị quyết; gửi cho Sở Tư pháp thẩm định dự thảo văn bản; lập hồ sơ để gửi UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thơng qua. Tất cả các khâu, các bước và cả quy trình đều có cơ quan tham mưu chịu trách nhiệm chính; tồn bộ q trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL đều được HĐND, UBND tỉnh giao cho Sở Tư pháp và Văn phòng HĐND và UBND quản lý khá chặt chẽ, nghiêm túc. Trong các khâu thì soạn thảo văn bản là khâu quan trọng, quyết định chất lượng của dự thảo nghị quyết, địi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức phương tiện, cơ sở vật chất, con người và kinh phí. Thấy rõ con người là yếu tố quyết định, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã bố trí, phân cơng các cán bộ, cơng chức có kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo, bồi dưỡng thành thạo về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn soạn thảo văn bản QPPL, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Việc ban hành, tổ chức thực hiện tốt các văn bản QPPL của HĐND tỉnh góp phần nâng cao chất lượng văn bản QPPL ở Bắc Giang nói chung và HĐND tỉnh nói riêng có bước phát triển mới chất lượng hơn, khoa học hơn. Về kinh phí, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm trích ngân sách dự phịng của tỉnh hàng năm gần 100 triệu hỗ trợ cho công tác xây dựng ban hành văn bản QPPL. Ngày 10/8/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND về

ban hành Quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đến ngày 31/12/2009, ban hành tiếp Quyết định số 142/2009/QĐ-UBND về ban hành Quy chế thẩm định dự thảo văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đó là những điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản QPPL, góp phần giúp các ngành chức năng tham mưu có chất lượng trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL nói chung và các nghị quyết của HĐND tỉnh nói riêng. Cùng với việc làm tốt quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL thì HĐND và UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo Sở Tư pháp, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh phối hợp với các ngành chức năng làm tốt cơng tác tổng rà sốt và rà soát thường xuyên các văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành để phát hiện các văn bản khơng cịn phù hợp, mâu thuẫn, trùng chéo hoặc trái với văn bản của cấp trên, từ đó để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các nghị quyết cho phù hợp với các văn bản của cấp trên và thực tiễn của tỉnh, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển đi lên. Thơng qua rà sốt để tập hợp, xuất bản tập văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành hàng quý và hàng năm với số lượng 4 số trong một năm đến năm 2010 đã xuất bản cuốn Hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành từ 01/01/0997 đến 31/12/2009 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện và quản lý văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh.

Với các cố gắng trên, từ năm 2004 đến 2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện có kết quả 191 nghị quyết, trong đó tập trung nhiều nhất là ban hành các văn bản trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý hành chính, đất đai, văn hố - xã hội. Cụ thể là, có 51 nghị quyết về tổ chức HĐND, 140 nghị quyết về các vấn đề kinh tế - xã hội như: Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí và lệ phí; Đề án đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập bản đồ địa chính tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2015;

Thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên; Phụ cấp cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”, cán bộ thú y cơ sở; Chính sách đối với giáo viên mầm non, hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang… Các nghị quyết đều được chuẩn bị, thẩm tra kỹ trước khi trình kỳ họp. Các nghị quyết quy phạm pháp luật đều được Sở Tư pháp thẩm định và UBND tỉnh thơng qua trước khi trình các ban của HĐND thẩm tra.

Nghị quyết HĐND tỉnh là những căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đa số nghị quyết được triển khai khá tốt, hiệu quả rõ, tạo sự chuyển biến tích cực về mọi mặt ở địa phương, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Các mục tiêu, giải pháp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, …. được HĐND thông qua 6 tháng hoặc 01 năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Qua các đợt rà soát định kỳ, đã trực tiếp bãi bỏ 10 nghị quyết khơng cịn hiệu lực thi hành, hoặc lạc hậu, trùng chéo, trái với văn bản của cấp trên; sửa đổi, bổ sung 04 nghị quyết đang còn hiệu lực thi hành; thay thế 44 nghị quyết; giữ lại thi hành 133 nghị quyết đang còn hiệu lực.

Để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh đi vào nề nếp. Năm 2007, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quy định thống nhất việc quản lý công tác ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành quy định đó đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp ở Bắc Giang; chất lượng các văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang được ban hành trong giai đoạn này về cơ bản bảo đảm đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cả nội dung và hình thức văn bản, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tế địa phương đặt ra.

Có thể khẳng định việc ban hành, tổ chức thực hiện tốt chương trình ban hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang hàng năm đã tạo thế chủ động, góp phần quyết định trong việc tạo cơ sở pháp lý, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển vượt trội so với những năm trước đây, đồng thời tạo đà vững chắc thúc đẩy việc ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh có bước phát triển mới về chất lượng, khoa học, thống nhất, bảo đảm tính khả thi cao hơn trước.

Việc soạn thảo, thông qua các văn bản QPPL của HĐND tỉnh từng bước đi vào nề nếp, theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở một thể chế đầy đủ từ văn bản trung ương đến văn bản địa phương, việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL nói chung, Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang nói riêng từng bước được các cấp, các ngành nhận thức, đánh giá đúng đắn về vị trí, vai trị, tầm quan trọng cũng như những địi hỏi đầu tư nghiêm túc về cán bộ, kinh phí và thời gian. Các ngành chức năng khi được UBND tỉnh phân công đều đã coi công tác soạn thảo nghị quyết là nhiệm vụ quan trọng để cụ thể hóa cơ chế, chính sách, là phương thức để tăng cường và nâng cao tầm quan trọng vấn đề, lĩnh vực ngành mình phụ trách.

Sau khi Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 được ban hành, việc phát hành văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh đã được chuyển giao cho Văn phòng UBND tỉnh quản lý. UBND tỉnh Bắc Giang đã thành lập Phịng Cơng báo. Việc ra đời công báo địa phương đã phần nào khẳng định vị thế của văn bản QPPL của cấp tỉnh nói chung, nghị quyết của HĐND tỉnh nói riêng trên một tầm cao mới. Điều này tạo thuận lợi hơn cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư, cũng như thực tiễn áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới trong việc xử lý các công việc cụ thể của địa phương, đồng thời góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 41 - 47)