Nguyên nhân về chất lượng dự thảo các văn bản, phối hợp soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân

Ở giai đoạn này, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh được phân công soạn thảo các văn bản QPPL của HĐND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND tỉnh về chuẩn bị nội dung các dự thảo tờ trình, nghị quyết trình tại kỳ họp HĐND tỉnh. Trên cơ sở sự phân công của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đã thành lập Tổ soạn thảo, hoặc Ban soạn thảo trong trường hợp cần thiết, với sự tham gia của các bộ phận, các thành phần có liên quan. Đối với những dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh có liên quan đến hoạt động quản lý, thực hiện của nhiều ngành, nhiều cấp trên địa bàn tỉnh (như nghị quyết về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh), thì UBND tỉnh giao cho cơ quan chun mơn chủ quản trình UBND tỉnh thành lập ban soạn thảo gồm đại diện các sở, ngành, các địa phương có liên quan. Quá trình soạn thảo các tờ trình dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, tổ (ban) soạn thảo đã trực tiếp khảo sát thực tiễn, thu thập các số liệu, thông tin, tư liệu, các cơ sở pháp lý làm cơ sở cho việc hình thành dự thảo nghị quyết. Do làm tốt cơng tác khảo sát thực tế đã góp phần vào việc soạn thảo các tờ trình, nghị quyết của UBND tỉnh được chuẩn bị bảo đảm tiến độ, đúng quy trình do luật định và ngày càng có chất lượng hơn.

Dự thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh sau khi được các cơ quan chuyên môn chủ trì soạn thảo, theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, địa phương, các đối tượng có liên quan, trong trường hợp cần thiết lấy ý kiến tham gia của nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội ở tỉnh (như Dự thảo nghị quyết về thu học phí ở các trường bán cơng, dân lập; Dự thảo nghị quyết về thu học phí ở các trường bán cơng, dân lập; Dự thảo nghị quyết về chế độ, chính sách đối với cán bộ, xóm, thơn, bản trên địa bàn tỉnh v.v..). Sau khi có ý kiến tham gia góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết chịu trách nhiệm

chỉnh sửa dự thảo, gửi cho Sở Tư pháp tỉnh thẩm định. Việc tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý của các đối tượng có liên quan góp phần khắc phục tình trạng cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị khơng chu đáo, lồng ghép lợi ích cục bộ ngành, địa phương trong dự thảo, khắc phục tình trạng nội dung dự thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh khơng phù hợp thực tiễn, tính khả thi thấp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù tổ soạn thảo, ban soạn thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh được UBND tỉnh phân công cho cơ quan chun mơn chủ trì thành lập với sự tham gia của đầy đủ các thành viên liên quan, nhưng việc tổ chức các cuộc làm việc thường xuyên, phân công người cụ thể xây dựng đề cương, dự thảo, nội dung nghị quyết, đưa ra tổ bàn, thảo luận còn bất cập, hạn chế. Vì vậy, có một số nội dung dự thảo các nghị quyết chưa có sự thống nhất cao trong tổ, ban soạn thảo, nên khi UBND tỉnh trình kỳ họp HĐND tỉnh thơng qua chưa có tính thống nhất cao, do đó HĐND tỉnh khơng nhất trí thơng qua tại kỳ họp (như Dự thảo nghị quyết HĐND về cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và những năm tiếp theo).

Việc tổ chức các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến tham gia đóng góp của các ngành, các cơ quan, tổ chức và các đối tượng nhân dân vào các dự thảo nghị quyết vẫn còn là khâu yếu, nguyên nhân là do thời gian dành cho việc lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo nghị quyết thường ngắn trong khi nội dung các dự thảo nghị quyết thường đề cập rất nhiều vấn đề lớn của tỉnh. Phương thức tổ chức chưa phù hợp, cịn cập rập, gấp rút, có lúc hình thức. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng, nội dung, tính khả thi của dự thảo các nghị quyết khi trình ra kỳ họp HĐND tỉnh. Tình trạng đó địi hỏi phải đổi mới cải tiến phương thức, thời gian trách nhiệm của các ngành, các cấp, của mọi đối tượng có liên quan trong tham gia ý kiến dự thảo các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)