cá nhân, tổ chức
Việc nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo văn bản QPPL không chỉ là sự thể hiện quyền làm chủ của nhân dân mà còn là nguyên tắc xây dựng pháp luật, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật. Việc này khơng chỉ thể hiện tính dân chủ trực tiếp mà còn là cách thức đơn giản và hiệu quả nhất để các chủ thể (sẽ là đối tượng chịu sự tác động của văn bản QPPL) bày tỏ ý kiến của mình trước khi văn bản đó được ban hành và có hiệu lực trên thực tế. Một văn bản pháp luật được ban hành bao giờ cũng tác động lên một hoặc một số đối tượng, đến quyền và lợi ích của một hoặc một nhóm người nhất định. Thực tế cho thấy, nếu văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, có thể dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực thi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản. Để hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra, đối với văn bản QPPL cần phải tuân thủ quy trình ban hành văn bản, trong đó có quy trình lấy ý kiến đối tượng tác động. Hiện nay, các quy định lấy ý kiến về dự thảo văn bản QPPL lại rất ít, nếu có thì mới chỉ mang tính nguyên tắc và thiếu tính cụ thể, chi tiết. Điều này dẫn đến một thực tế là thiếu một cơ chế để thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm, làm cho q trình thực hiện chưa nghiêm, cịn mang tính hình thức, thiếu tính thống nhất và hiệu quả chưa cao.
Điều 2-Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân” [24, tr.11].
Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thơng qua Quốc hội và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Nhân dân cịn thực hiện quyền lực của mình bằng cách tham gia vào cơng việc của Nhà nước, trong đó có việc tham gia ý kiến vào hoạt động xây dựng các văn bản QPPL. Việc tổ chức lấy ý kiến của người dân- đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản- đối với dự thảo các văn bản QPPL đã được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL cả ở Trung ương và địa phương. Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL không chỉ là sự thể hiện quyền làm chủ của nhân dân mà còn là yêu cầu tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL.
Điều 4-Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định:
- Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND, cơ quan hữu quan phải tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp.
- Cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo văn bản [26].
Như vậy, việc tổ chức lấy ý kiến của người dân vào dự thảo văn bản QPPL là một quy định mang tính bắt buộc trong trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản của UBND. Công việc này nếu được tổ chức thực hiện tốt không chỉ thể hiện sự chấp hành nghiêm pháp luật, sự tôn trọng quyền công dân của cơ quan có thẩm quyền, mà cịn có ý nghĩa và mang lại lợi ích thiết thực về nhiều mặt:
Thứ nhất, thông qua việc lấy ý kiến của người dân, người hoạch định
chính sách sẽ có thơng tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó, văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao, tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ một phía. Trên
thực tế, có những văn bản pháp luật rất cần thiết ban hành nhưng lại thiếu điều kiện thực tế để thi hành.
Thứ hai, nếu như kết quả lấy ý kiến nhóm đối tượng tác động của văn
bản cho thấy văn bản pháp luật phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của đa số quần chúng nhân dân thì văn bản sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Niềm tin của nhân dân đối với chính quyền sẽ được củng cố. Ngược lại, nếu văn bản pháp luật không phù hợp với lợi ích của một số nhóm nào đó thì quy trình lấy ý kiến văn bản là cơ hội để các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Từ đó, tránh được hiện tượng người dân phản ứng khi lợi ích của họ bị ảnh hưởng dưới tác động của văn bản.
Thứ ba, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực,
chủ động để người dân nghiên cứu, thảo luận, tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi có hiệu lực chính thức.
Hiện tại, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định việc lấy ý kiến nhân dân phải là hoạt động bắt buộc, tuy nhiên, các quy định chưa cụ thể và rõ ràng, nhiều nội dung cịn có nhiều cách hiểu khác nhau, như phạm vi, đối tượng, thủ tục, hình thức lấy ý kiến, kết quả tiếp thu ý kiến… Việc giao cho các cơ quan chủ trì soạn thảo lấy ý kiến trong q trình soạn thảo khơng đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của ý kiến cần lấy, khơng phản ánh chính xác, tồn diện thực trạng quan hệ xã hội. Trong khi đó, kênh thơng tin này là rất quan trọng, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL nguồn thông tin thực tiễn để hình thành các chính sánh pháp lý của văn bản QPPL.
Việc lấy ý kiến của cá nhân tổ chức cần trả lời được đối tượng nào được lấy ý kiến, những nội dung cụ thể nào của dự thảo văn bản QPPL sẽ
phải lấy ý kiến? Lấy ý kiến bằng hình thức nào và cơ quan phải tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân ra sao? Và ý kiến của người dân được các cơ quan này tiếp thu, chỉnh lý vào dự thảo văn bản QPPL như thế nào?...