Nguyên nhân về chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 60 - 64)

nhân dân tỉnh

Trong các yếu tố quyết định chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Giang thì các đại biểu HĐND tỉnh là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu. Bởi vậy, nghị quyết của HĐND khi được ban hành, có tính khả thi cao hay khơng, có phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay khơng thì vai trị của đại biểu HĐND tỉnh đóng góp một phần khơng nhỏ, kết tinh trong chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII đã xác định: Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, bảo đảm thực hiện tốt hơn chức năng “quyết định” và “giám sát”. Chú trọng đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, nâng cao chất lượng các kỳ họp. Chú trọng đổi mới công tác tiếp xúc cử tri. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực hoạt động của của đại biểu HĐND các cấp 16, tr.63.

Chất lượng đại biểu của mỗi nhiệm kỳ quyết định hiệu quả, năng suất hoạt động của HĐND, giúp cho HĐND tỉnh thông qua được các quyết sách quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các vấn đề về an sinh xã hội khác có tính định hướng phát triển bền vững và đi lên của địa phương. Chất lượng của đại biểu ảnh hưởng rất lớn tới việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều này được thể hiện qua việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh tại các kỳ họp.

Về năng lực tư duy: Trong những năm qua đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh

Bắc Giang đã khơng ngừng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và các kiến thức cơ bản, bởi vậy năng lực tư duy lý

luận của phần lớn đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang đã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Biểu hiện cụ thể là số đại biểu trẻ tuổi, có chun mơn nghiệp vụ cao ngày càng tăng lên, hầu hết các đại biểu đều được đào tạo trình độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp, số cịn lại đều qua chương trình bồi dưỡng hoặc sơ cấp. Bởi vậy, phần lớn đại biểu đều có khả năng nhận thức nhanh nhạy, nắm bắt được đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các đại biểu đã biết vận dụng kiến thức vốn có để làm tốt vai trị, trách nhiệm của người đại biểu, phát hiện, nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh để cùng tập thể HĐND tỉnh thảo luận, xem xét, biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh góp phần đưa tỉnh nhà phát triển đi lên.

Bên cạnh đó, đa số đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang đều trưởng thành từ nông dân, từ trong lao động sản xuất, từ trong chiến đấu và từ chính q trình phát triển đi lên của đất nước. Bởi vậy, các đại biểu có thế mạnh về tư duy cụ thể, tư duy thực hành và có năng lực hành động cao. Hơn nữa, chính họ là những người gần dân, sát dân, gắn bó với nhân dân nên dễ dàng nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để đưa vào quyết nghị các vấn đề quạn trọng mà nhân dân địa phương đang quan tâm.

Tuy nhiên, năng lực tư duy của đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện ở bất cập giữa kiến thức thực tế của đại biểu với yêu cầu công việc đặt ra cũng như so với điều kiện phát triển và đổi mới đất nước. Trình độ học vấn của một số đại biểu cịn thấp nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn nữa, các đại biểu có trình độ chun mơn cao thì cũng chỉ chun sâu một lĩnh vực nhất định nào đó, trong khi hoạt động của đại biểu lại yêu cầu một trình độ sâu, rộng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, đại biểu thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng, khi đưa ra các nghị quyết thường thiếu tính chiến lược tổng thể,

nặng tính sự vụ trước mắt. Khi tiến hành xây dựng các nghị quyết, các đại biểu thiếu khả năng điều tra thực tế, ít dựa vào cơ sở pháp lý nên các nghị quyết thường thiếu cơ sở thực tế và mang tính chung chung, đơi khi chỉ là sự sao chép một cách máy móc từ nghị quyết này sang nghị quyết khác mà chỉ thay đổi một số số liệu cụ thể.

Năng lực thực tiễn: Về ưu điểm, do có tích lũy được các kinh nghiệm từ

hoạt động thực tiễn phong phú nên một số đại biểu đã phát huy tốt khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn. Cụ thể là, các đại biểu đã đề xuất được các giải pháp phù hợp, thiết thực, góp phần tháo gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương trong việc ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm cần phải khắc phục mà nổi cộm là sự ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, trong khi đó các đại biểu lại chưa được quan tâm bồi dưìng, đào tạo các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật. Bởi vậy, năng lực thực tiễn của phần lớn đại biểu chưa thật sự đạt kết quả cao. Biểu hiện như: phong cách làm việc thiếu sâu sát cụ thể, thiếu tính khoa học, bởi vậy việc thảo luận thông qua các nghị quyết và triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND thường kém hiệu quả, mang tính thụ động.

Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán: Về ưu điểm, phải khẳng định rằng

hầu hết các đại biểu đều trưởng thành từ chiến đấu, từ lao động sản xuất và từ các phong trào thực tiễn, có bản lĩnh, kinh nghiệm phong phú, tinh thần, trách nhiệm cao. Tuy nhiên, vẫn có một số đại biểu có hạn chế nhất định về chun mơn, trình độ văn hóa, cho nên phần nào đã ảnh hưởng đến tính sáng tạo cũng như những quyết định mang tính quyết đốn của đại biểu. Nhiều đại biểu cịn chưa đủ quyết đốn khi đưa ra các quyết định cá nhân của mình, bởi vậy hạn chế đến khả năng đóng góp vào việc nghiên cứu và biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Để khẳng định rõ hơn thực trạng vừa nêu về năng lực của đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang trong việc thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết thông qua văn bản QPPL, có thể đánh giá thực trạng thơng qua hoạt động tham gia của đại biểu trong việc thông qua nghị quyết.

Qua báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang và qua việc khảo sát thực tế, có thể khẳng định rằng chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh của các nhiệm kỳ cho thấy nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước rất nhiều, các đại biểu đã thể hiện được tinh thần, trách nhiệm người đại biểu nhân dân, tích cực hoạt động, giữ gìn phẩm chất đạo đức, được nhân dân tín nhiệm. Bởi vậy chất lượng các nghị quyết khi được các đại biểu thông qua đều đã được nâng lên rõ rệt. Điều này phản ánh trong các hoạt động của các đại biểu trên các mặt sau:

- Hầu hết các đại biểu đều tham gia đầy đủ các kỳ họp HĐND tỉnh, các kỳ họp luôn đảm bảo số đại biểu tham dự từ 85% trở lên. Các đại biểu vắng họp đều có lý do chính đáng. Tại kỳ họp, phần lớn các đại biểu đã tập trung cao tư duy, trí tuệ để thảo luận, đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh. Các đại biểu đã vận dụng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh qua các giai đoạn cụ thể, từ đó giúp cho HĐND tỉnh ban hành được những nghị quyết phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sát với thực tế của địa phương, phù hợp với lòng mong mỏi của cử tri và nhân dân địa phương. Thơng qua đó, hoạt động của HĐND tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân. Nhiều đại biểu đã giành thời gian thích hợp dự các kỳ họp của HĐND cấp dưới và thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, thu thập phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với HĐND tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, việc tham gia xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh của các đại biểu vẫn cịn có một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:

- Một số đại biểu do năng lực còn hạn nên chưa hiểu sâu sắc Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương hoặc còn ngại va chạm, kỹ năng giao tiếp kém nên việc tham gia các kỳ họp cũng như việc tiếp xúc cử tri chỉ mang tính hình thức, qua chuyện. Có những đại biểu do tự ti hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm nên khi tham gia các kỳ họp không tham gia một ý kiến nào, lúng túng, qua quýt khi tiếp xúc cử tri.

- Đại biểu thiếu thơng tin cần thiết, chưa nắm chắc tình hình các mặt của địa phương và các quy định của cấp trên; đồng thời do tư tưởng nể nang, né tránh sợ căng thẳng dẫn đến những thành kiến, hiểu lầm khơng đáng có hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, muốn cuộc họp kết thúc sớm..., do đó hoạt động chất vấn của đại biểu chưa đạt được kết quả cao, dẫn đến khi nghị quyết ban hành ra cịn mang nặng tính hình thức, chưa phát huy được trí tuệ của tập thể đại biểu HĐND.

Một phần của tài liệu chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w