Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

- Dịch vụ mơi giới chứng khốn

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạ

ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại

Thành phố Đà Nẵng, sau khi chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chính thức thành lập vào ngày 01/01/1997, được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học và cơng nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, vv…

Về quy mô, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố năm 1997 theo giá so sánh là 2.589,84 tỷ đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 9.236 tỷ đồng, tăng 3,56 lần, bình quân đạt 11,17%/năm, so với bình quân cả nước là 7,27%/năm.

Sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng thể hiện rõ nét qua tăng trưởng ở cả 3 nhóm ngành trong giai đoạn 1997 - 2009: Giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản của thành phố tăng bình qn 3,48%/năm; giá trị sản xuất cơng nghiệp bình quân tăng 15,72%/năm; tăng trưởng của ngành dịch vụ 10,3%/năm.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. Các ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Các ngành Bưu chính - Viễn thơng, Vận tải - Kho bãi, Thương mại, Tài chính - Ngân hàng phát triển nhanh, các dịch vụ đào tạo, khoa học - công nghệ, tư vấn pháp lý phát triển khá.

Về cơ cấu thành phần kinh tế, trong giai đoạn 1997 - 2008, có sự chuyển biến khá rõ nét, thể hiện sự tham gia ngày càng sâu, rộng của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Đến cuối năm 2009, thành phố có trên 11.800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, trong đó: vốn thực hiện ước đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 49,2 % tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạt động, từ đó tạo nên nhiều giá trị gia tăng mới cho kinh tế thành phố phát triển lâu dài và bền vững.

Về đầu tư phát triển, đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh cả quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho thành phố phát triển kinh tế. Vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm, chứng tỏ tiềm lực kinh tế của thành phố đã tăng lên, đồng thời đây là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế thành phố.

Về cơ cấu đầu tư, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cũng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thủy sản, tương ứng là 61,91%, 36,08% và 2%.

Về phát triển cơ sở hạ tầng, thành phố đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển, trên cơ sở kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng biển Tiên Sa, các tuyến đường quốc lộ 1A, 14B, đường sắt Bắc - Nam, thành phố tập trung phát triển đồng bộ nhiều cơng trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng đơ thị, kết hợp với các cơng trình kiến trúc có quy mơ lớn và các cơng trình do Trung ương đầu tư, đã hình thành nên diện mạo “đơ thị trẻ” theo hướng hiện đại, hạ tầng đi trước một bước để phát triển kinh tế - xã hội và góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân.

Về điều kiện sống, thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng tăng từ 4,69 triệu/người năm 1997 lên 28,14 triệu/người năm 2009, tăng hơn 6 lần về quy mơ và tăng bình qn 16,1%/năm giai đoạn 1997 - 2009.

Trình độ dân trí, trình độ lao động của người Đà Nẵng tương đối cao so với nhiều địa phương trên cả nước. Đà Nẵng cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan nghiên cứu và cơ sở đào tạo của Miền Trung, đây là một lợi thế trong việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ lao động trên địa bàn và là yếu tố cơ bản cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại - ứng dụng hàm lượng công nghệ cao.

Về đánh giá sức cạnh tranh của nền kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) xếp hạng từ 2005 đến nay, Đà Nẵng ln nằm trong nhóm hàng đầu, đặc biệt hai năm 2008 - 2009 được xếp hạng nhất [7, tr.6-13].

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng vẫn còn những tồn tại, bất cập: Mơ hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất khẩu; cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ ngày càng lớn, nhưng trong nội bộ từng nhóm ngành, sự chuyển dịch cơ cấu vẫn cịn chậm; chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm; cơ cấu lao động vẫn còn bất hợp lý; năng suất lao động xã hội còn thấp so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động theo giá so sánh vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP; nguồn nhân lực của thành phố chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của các ngành kinh tế mới.

Về phát triển dịch vụ ngân hàng, thành phố Đà Nẵng thời gian qua đạt

được một số kết quả khả quan.

Hệ thống ngân hàng phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Hầu hết các ngân hàng và các cơng ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngồi

và cơng ty bảo hiểm quốc tế cũng đang hoạt động có hiệu quả tại thành phố. Đến cuối năm 2009, Đà Nẵng có 53 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 4 ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 8 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 cơng ty tài chính, 3 cơng ty cho thuê tài chính và 192 phòng giao dịch ngân hàng, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khốn quy mơ lớn.

Hoạt động huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao, đạt 17.117 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nguồn vốn năm 2009.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được triển khai tốt, đặc biệt việc thực hiện trả lương qua tài khoản theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thống đốc NHNN.

Dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phổ biến và đang dần được chấp nhận ở thành phố. Người dân thành phố có thêm cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích. Mạng lưới ATM trên địa bàn phát triển khá nhanh, rộng khắp và chất lượng cung ứng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách hàng. Đến cuối năm 2009, thành phố có 35/51 chi nhánh NHTM trực thuộc hội sở đã phát hành 778.485 thẻ ATM và có 290 máy ATM, 927 máy POS được lắp đặt.

Mục tiêu của Đà Nẵng trong những năm tới là phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, nâng cao chất lượng và hiệu quả đồng thời tiếp cận nhanh dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó dịch vụ tài chính, ngân hàng có cơng nghệ hiện đại chiếm tỷ trọng cao. Tăng cường sự liên kết hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mới theo nhu cầu thị trường [34, tr.45].

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w