1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức công
1.2.1. Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp
- Về trí lực: Trí lực của nguồn nhân lực biểu hiện ở năng lực sáng tạo,
khả năng thích nghi và kỹ năng nghề nghiệp thơng qua các chỉ số về:
* Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong tổ chức được đánh giá qua tỷ trọng người lao động đã tốt nghiệp qua các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
* Về trình độ chun mơn nghiệp vụ: được đánh giá qua tỷ trọng người lao động được đào tạo ở các cấp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học với chun mơn nghề nghiệp; các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với cơng việc được phân cơng, các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên và quản lý cũng như kiểm tra đánh giá kết quả quá trình đào tạo.
Trong xu thế phát triển nhanh của tiến bộ khoa học và công nghệ như hiện nay, người lao động cần phải được trang bị ngày càng cao những kiến
thức về chuyên mơn nghiệp vụ, nó là cơ sở nền tảng để nâng cao kỹ năng làm việc, sự hiểu biết cần thiết cho quá trình lao động đạt hiệu quả cao.
* Về kỹ năng:
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy) . Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Ngày xưa, trường học là nơi duy nhất để có thể tiếp cận với tri thức. Tuy nhiên, thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thơng tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một cơng việc để có kết quả cụ thể khơng phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Như vậy ngồi những kiến thức chun mơn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức thơng qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa vào các nghiên cứu của các nước và thực tế của Việt Nam, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1. Kỹ năng học và tự học
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân 3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 5. Kỹ năng lắng nghe
6. Kỹ năng thuyết trình
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề
9. Kỹ năng làm việc đồng đội 10. Kỹ năng đàm phán
- Về thái độ, phẩm chất công vụ: Thái độ, phẩm chất cơng vụ chính là
tác phong, tinh thần – ý thức trong lao động như: có tác phong cơng nghiệp; có ý thức kỷ luật tự giác, hợp tác cao; có lịng u nghề; có khả năng sáng tạo, năng động trong cơng việc; có khả năng chuyển đổi cơng việc cao, thích ứng với những thay đổi tronglĩnh vực công nghệ và quản lý.
Phẩm chất đạo đức, tác phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khơng chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà phải coi trọng cả đạo đức, tác phong của người lao động. Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế những tiêu cực đang tồn tại trong con người Lào bao gồm cả hạn chế do thói quen cũ để lại và những vấn đề mới nảy sinh do chuyển sang cơ chế thị trường; đồng thời, biết khai thác, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Phẩm chất, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng cơ bản nhất đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đó là sự trung thành, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với cơng việc, hết lịng, hết sức vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh.
- Về tính chuyên nghiệp: Chuyên nghiệp theo nghĩa đơn giản nhất là
chuyên tâm vào công việc. Những người chuyên tâm và tận lực với cơng việc của mình, chất lượng và hiệu quả làm việc của họ thường rất cao.
Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, chất lượng, hiệu quả và tin cậy, những điều đó chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải được thiết lập đồng bộ, nhất quán, hợp lý. Để đạt tới tính chuyên nghiệp của cả một tập thể, một tổ chức thì mỗi vị trí cơng việc
cần phải được xác định rõ từng nhiệm vụ và mỗi các nhân phải hiểu rõ, đồng thời có khả năng thực hiện chuyên nghiệp. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá tính chuyên nghiệp của một cá nhân, tự trung lại 10 tiêu chuẩn cơ bản sau:
* Làm việc có kế hoạch: Lập kế hoạch nhằm xác định mục tiêu và
trình tự các bước cơng việc phải thực hiện, cũng như thời gian hoàn thành mỗi bước, mỗi nội dung công việc để đạt được mục tiêu. Việc lập kế hoạch và dự tính thời gian hồn thành thể hiện tính chủ động, có trách nhiệm với cơng việc và sẽ tạo điều kiện cho các công việc được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả.
* Tinh thần trách nhiệm: Mỗi người phải làm việc có trách nhiệm với
cơng việc được giao, dù đó là cơng việc gì, bởi mỗi cơng việc đều có vai trị tác dụng của riêng nó như mỗi mắt xích trong một dây chuyền, mỗi việc phát sinh, tồn tại đều có lý do của nó. Tinh thần trách nhiệm đối với công việc thể hiện ngay trên mỗi kết quả, sản phẩm.
* Chuyên tâm đối với công việc: Chuyên tâm với công việc biểu hiển
ở thái độ làm việc tận tâm, tận lực với công việc, chức trách được giao, làm việc với tinh thần tự giác, thực sự yêu nghề. Tận tâm, tận lực với công việc sẽ giúp người lao động quên đi những mệt nhọc, tránh được sự đố kỵ, những suy nghĩ tiêu cực, có được những niềm vui để hồn thành tốt cơng việc.
* Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn: Xã hội
phát triển không ngừng, nhất là trong thời đại khoa học, công nghệ cao ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, nhiều ngành nghề mới, công việc phức tạp, đa dạng hơn. Điều đó, địi hỏi người làm việc chuyên nghiệp phải không ngừng học tập, rèn luyện cho tinh thơng nghề nghiệp để có thể thích ứng và đối mặt với những tri thức mới.
* Độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong cơng việc: Độc lập và
tự chủ trong công việc biểu hiện năng lực tập trung làm việc với năng suất cần thiết trong những tình huống căng thẳng; chứng tỏ khả năng làm chủ công việc của mỗi cá nhân. Trong công việc cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hợp tác và phân công.
* Ý thức kỷ luật: Tinh thần kỷ luật, phục tùng luôn là phẩm chất quan
trọng của người làm việc chuyên nghiệp. Trong mỗi tổ chức, đơn vị để có những quy định, quy tắc mà mọi người đề phải tuân thủ. Chỉ cần nhìn vào ý thức chấp hành kỷ luật của mỗi cá nhân là có thể biết được tính chuyên nghiệp của tổ chức, đơn vị. Điều đó tạo nên sức mạnh, uy tín của tập thể, cũng như chất lượng, hiệu quả công việc.
* Tác phong công nghiệp: Tác phong công nghiệp thể hiện trước hết ở
việc tuân thủ và quý trọng thời gian. Tác phong công nghiệp cũng được biểu hiện qua lề lối làm việc khoa học, bài bản, làm việc theo quy trình chỗ làm việc được sắp xếp gọn gàng, trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ.
* Biết cách giao tiếp và ứng xử: Trong bất kỳ công việc nào cũng
đòi hỏi sự giao tiếp giữa các cá nhân, do đó sự thành cơng trong công việc phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả của giao tiếp. Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp tốt khơng chỉ giúp chiếm được tình cảm, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ người khác, mà còn giúp họ học hỏi, bổ sung được nhiều kinh nghiệm trong công việc, nắm bắt nhanh các thơng tin hữu ích, các cơ hội để thực hiện tốt công việc.
* Trang phục phù hợp: Trang phục phù hợp với tính chất cơng việc thể
hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho đối tác. Trang phục còn giúp truyền tải những nét đặc trưng của doanh nghiệp tới đối tác, tạo ra hình ảnh sống động về văn hóa doanh nghiệp trong con mắt người tiếp
cận. Mỗi công việc, mỗi môi trường làm việc có yêu cầu trang phục riêng phù hợp với điều kiện làm việc cũng như đặc điểm của cơng việc đó.
* Nghỉ ngơi hợp lý: Trong thế giới hiện đại, mỗi con người đều phải
chịu rất nhiều áp lực, thách thức khác nhau từ công việc và đời sống cá nhân. Biết nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ lấy lại được sực lực, tinh thần, tạo thêm năng lượng để làm việc hứng thú, sáng tạo, đặt hiệu quả cao nhất, đó chính là cách làm việc hiện đại chuyên nghiệp.