Phát triển nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38 - 41)

1.3. Các hoạt động phát triển nhân lực trong tổ chức công

1.3.3. Phát triển nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong mơi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, cơng tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là tồn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ.

Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ :

- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp. - Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.

- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và cơng việc hiện tại cũng như tương lai.

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.

- Tạo cho người lao động có cách nhìn và cách tư duy mới trong cơng việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong cơng việc.

Thăng tiến là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn.

Mục đích của đề bạt là biên chế người lao động vào một vị trí làm việc cịn trống mà vị trí đó được doanh nghiệp đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí cũ của họ nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân người lao động.

Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, khơng những có ảnh hưởng tới động lực của người lao động đó mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những lao động khác. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng cường khả năng thăng tiến cho họ khơng những mang lại lợi ích lớn cho cơng ty mà cịn tạo cho người lao động có một động lực làm việc rất lớn. Khơng những thế người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng càng hấp dẫn, càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao NSLĐ. Vì thế để tạo động lực cho người lao động cao nhất các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ có khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong mơi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, cơng tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là tồn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ.

Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ :

- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp. - Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.

- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai.

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. - Tạo cho người lao động có cách nhìn và cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Thăng tiến là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn.

Mục đích của đề bạt là biên chế người lao động vào một vị trí làm việc cịn trống mà vị trí đó được doanh nghiệp đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí cũ của họ nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân người lao động.

Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, khơng những có ảnh hưởng tới động lực của người lao động đó mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những lao động khác. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng cường khả năng thăng tiến cho họ không những mang lại lợi ích lớn cho cơng ty mà cịn tạo cho người lao động có một động lực làm việc rất lớn. Khơng những thế người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng càng hấp dẫn, càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao NSLĐ. Vì thế để tạo động lực cho người lao động cao nhất các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo,

thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ có khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có chính sách gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao động. Một khi nhu cầu của người lao động được thoả mãn thì mức độ hài lịng của người lao động về cơng việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên và nhờ vậy họ sẽ gắn kết nhiều hơn với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38 - 41)