Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Kham Muộn

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 65 - 68)

1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số tổ chức công trong và ngoài nước

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Kham Muộn

Muộn

Từ thực tiễn của một số Sở GD&ĐT của Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm cho phát triển nhân lực là các CBCC ngành giáo dục của Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Kham Muộn:

Thứ nhất, Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển ngành giáo dục.

Đầu tư về giáo dục cần số vốn rất lớn, địi hỏi phải có sự quản lý hiệu quả, tránh thất thốt, lãng phí. Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ giảng viên đại học cần được đào tạo trong nước, gửi đi đào tạo ở nước có nền giáo dục tiên tiến. Ngoài ra, cần thu hút những giáo sư, những chuyên gia, những nhà hoạt động thực tiễn tài năng đang làm việc tại nước ngoài tham gia vào giảng dạy hoặc chia sẽ kinh nghiệm cho các cán bộ trong ngành giáo dục Lào.

Thứ hai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu

thị trường lao động theo ngành nghề, tạo ra đội ngũ người lao động có kiến thức chun mơn, có kỹ năng mềm tốt và tinh thần cầu tiến trong học tập.

Thứ ba, quan tâm, tạo điều kiện tốt cho nguồn nhân lực trẻ tài năng để

họ phát huy tối đa khả năng để góp phần to lớn vào quá trình phát triển vững vàng của quốc gia trong tương lai. Đây là nguồn lao động có chất lượng cao, do đó phải được trả lương tương xứng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ, có thể linh động điều chỉnh mức lương và những hỗ trợ đặc biệt khác ở cả hai khu vực cơng và tư. Chỉ có như thế mới giữ được những người tài năng làm việc lâu dài trong khu vực công.

Thứ tư, thực hiện việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho

người lao động để đáp ứng nhu cầu của công việc, tăng hiệu quả và năng suất lao động.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế thừa và

phát huy giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, cần tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nơi khác, phù hợp với tình hình của Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Kham Muộn.

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Tác giả đã đề cập tới các nội dung để phát triển nguồn nhân lực, phân tích các nhân tố bên trong và bên ngồi tổ chức, từ đó để xây dựng mơ hình nghiên cứu trong chương 2 và đề ra các chính sách thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực sẽ được giải quyết trong chương 3. Bên cạnh đó, nghiên cứu những kinh nghiệm về cơng tác phát triển nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục của các nước trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực giáo dục ở Lào, cụ thể hơn là Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Kham Muộn một cách toàn diện và khách quan.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ THỂ THAO TỈNH KHAM MUỘN

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 65 - 68)