Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong Sở giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 45 - 49)

1.3. Các hoạt động phát triển nhân lực trong tổ chức công

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong Sở giáo dục và đào tạo

và đào tạo

1.3.5.1 Nhóm tiêu chí đánh giá về phẩm chất, đạo đức

Phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị đó. Để có thể nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ công chức, cần thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức và nhân dân về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc thể hiện văn hố cơng sở là cần thiết.

Khơng có lĩnh vực nào mà phẩm chất đạo đức lại ảnh hưởng sâu sắc đến người khác như trong ngành giáo dục, đặc biệt là các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (ảnh hưởng đến người học). Bởi vậy, phẩm chất của người làm trong ngành giáo dục và đào tạo vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để giáo dục học sinh

Đạo đức nghề nghiệp: là ý thức trách nhiệm sẽ quyết định đến kết quả và hiệu quả cơng tác. Khi người lao động có trách nhiệm cao, thì ngồi hồn thành nhiệm vụ, cịn có thể học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức để làm việc tốt hơn. Trách nhiệm cịn được thể hiện ở tính tự chịu trách nhiệm của người lao động. Người chịu trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời nỗ lực hết sức mình để hồn thành nhiệm vụ. Cịn đạo đức nghề nghiệp được biểu hiện phù hợp với quy định, theo từng giai cấp, cơ quan, đơn vị khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp phản ánh bản chất của xã hội, nó gắn liền với nhân cách cá nhân của người lao động.

Ý thức tổ chức và trách nhiệm đối với cơng việc: Tiêu chí này được thể

hiện tinh thần lao động chăm chỉ, có trách nhiệm với cơng việc, có tác phong cơng nghiệp, ý thức chấp hành giờ giấc, chấp hành nội quy của Sở Giáo dục và đào tạo. Tiêu chí này cịn được thể hiện ở thái độ làm việc, khơng thể thích thì làm, có quyền lợi thì làm, khơng có quyền lợi thì khơng làm; bớt xén của cơng,...

Tiêu chí văn hóa nghề: là tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng NNL,

khả năng, trình độ giao tiếp, cách ứng xử và khả năng phối hợp của người lao động. Đây là tiêu chí quan trọng, có thể giúp người lao động làm việc hiệu quả cao.

1.3.5.2. Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ

Ngày nay, nhịp độ thay đổi của xã hội diễn ra với tốc độ chóng mặt do có sự bùng nổ của công nghệ, thông tin. Những “bùng nổ” này tác động mạnh đến đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong ngành Giáo dục và đào tạo. Chính sự thay đổi này đặt ra yêu cầu các cấp lãnh đạo cần phải trang bị cho các cán bộ quản lý của mình các kiến thức và kỹ năng mới về chuyên môn nghiệp vụ để theo kịp với sự thay đổi. Tuy nhiên Sở Giáo dục và đào tạo không chỉ dừng lại ở những chương trình đào tạo có tính

chất đối phó này mà cần có sự nhạy bén, nhìn xa trơng rộng. Ban lãnh đạo Sở, ngành Giáo dục và đào tạo phải thấy được xu hướng của thời đại trong năm nay hay mười năm tới để từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân sự trong ngành GD.

Tiêu chí về trình độ văn hóa: là mức độ học vấn phải đạt được. Ở nước

ta hiện tại trình độ văn hóa được phân thành ba cấp: cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trình độ chun mơn

nghiệp vụ của cán bộ quản lý ngành giáo dục được đào tạo qua các trường lớp có bằng cấp chun mơn phù hợp với u cầu của cơng việc. Trình độ chun mơn đào tạo hiện nay đối với các cán bộ quản lý tại Sở Giáo dục và đào tạo bao gồm: cao đẳng, đại học và sau đại học.

Khi đánh giá trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục người ta thường đánh giá theo tiêu chí phản ánh trình độ của nguồn nhân lực như:

- Số lượng cán bộ, viên chức được đào tạo (hoặc chưa được đào tạo) - Cơ cấu trình độ được đào tạo

- Cấp đào tạo,...

Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý chúng ta cần lưu ý đến trình độ được đào tạo với yêu cầu thực tế của cơng việc mà cán bộ đó phải thực hiện tại Sở giáo dục và đào tạo.

1.3.5.3 Nhóm tiêu chí đánh giá về năng lực

Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: đây là một trong những tiêu chí quan

trọng nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục. Vì tiêu chí này sẽ phản ánh đúng năng lực sư phạm, khả năng quản lý của CBQL. Đối với CBQL là người có khả năng quy tụ các cá nhân trong tập thể, năng lực lãnh đạo, quản lý để hồn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Tiêu chí về kinh nghiệm cơng tác: khi đã trãi qua những giai đoạn công

tác thực tế bản thân cán bộ quản lý sẽ đúc kết được nhiều vấn đề từ thực tiễn và vận dụng vào quá trình quản lý sẽ mang lại kết quả cao hơn. Kinh nghiệm sẽ mang lại cho cán bộ quản lý vốn kiến thức tích lũy thực tiễn vơ cùng q báu và hữu ích. Tuy nhiên để có được kinh nghiệm thì phải trãi qua một thời gian dài, tức là kinh nghiệm phụ thuộc nhiều vào thời gian giảng dạy thực tế, làm cơng tác chun mơn và sau đó là cơng tác quản lý. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ chun mơn, kinh nghiệm của người lao động là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo các cấp trình độ cơng nhân kỹ thuật và sơ cấp, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học, thời gian công tác đúng chuyên mơn đã được đào tạo.

1.3.5.4 Nhóm tiêu chí đánh giá sức khỏe

Thể lực là trạng thái sức khỏe của người lao động biểu hiện ở chiều cao, cân nặng, hình thể, khả năng vận động, khơng có bệnh tật, có sức làm việc dẻo dai trong một hình thái lao động – nghề nghiệp nhất định... Thể lực không khỏe mạnh sẽ hạn chế đến phát triển trí lực, trí tuệ của người lao động.

Tiêu chí về sức khỏe: đây cũng là tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng của cán bộ quản lý. Vì khơng có sức khỏe thì bất kể ai cũng khơng thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi một người có đầy đủ sức khỏe sẽ có tâm lý thoải mái cả về thể chất và tinh thần ln hăng say với cơng việc và có nhiều tính sáng tạo, cơng việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.

- Có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những yêu cầu trong quá trình hoạt động liên tục, kéo dài của tổ chức, đơn vị.

- Ln có sự tỉnh táo, sảng khối tinh thần phát huy cao độ năng lực sáng tạo của mỗi cán bộ, nhân viên.

Tiêu chí đánh giá thể lực ở các nước thường dùng các nhân tố trắc học: chiều cao, cân nặng và các chỉ số về sức khỏe, nhất là độ dẻo dai, thần kinh và

tâm lý. Ở Lào, đánh giá thể lực, người ta thường đánh giá các tiêu chí về sức khỏe như: chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng...Trên thực tế, đánh giá thể lực, ngoài đánh giá sức khỏe thể chất của người lao động khơng những bằng những tiêu chí đơn giản, mà cịn dựa vào những tiêu chí phức tạp hơn như tình trạng ốm, tỉ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, khả năng chịu đựng trong mọi điều kiện, khí hậu, điều kiện làm việc của người lao động.

Tiêu chí được sử dụng để đo lường sức khỏe của người lao động: Đo chiều cao, cân nặng, vịng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở cùng với giấy khám sức khỏe theo kết luận của bác sỹ. Trong kết luận khám sức khỏe định kỳ của CBCC sẽ có xếp loại sức khỏe; hiện tại đủ hay không đủ sức khỏe để làm việc cho ngành nghề, công việc (ghi cụ thể tên nghề, cơng việc nếu có thể), cịn có chỉ định điều trị, phục hồi chức năng, khám chuyên khoa để điều trị bệnh, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có), yêu cầu cơ sở sử dụng lao động chuyển công việc khác phù hợp (nếu không đủ tiêu chuẩn sức khỏe).

Do vậy, để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực, các tổ chức đơn vị cần những tiêu chuẩn về mặt thể lực phù hợp với ngành nghề hoạt động của mình. Từ đó làm cơ sở cho việc tuyển chọn lao động, chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe cho lực lượng lao động trong tổ chức, đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực tại sở giáo dục và thể thao tỉnh kham muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 45 - 49)