1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức công
1.2.2. Đảm bảo về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực là sự phân chia lực lượng lao động, là tỷ trọng, vị
trí của các thành phần nhân lực bộ phận trong tổng thể nguồn nhân lực của tổ chức, phản ánh mối quan hệ của nó trong tổng thể.
Cơ cấu nguồn nhân lực được biểu hiện ở sự đồng bộ, mức độ phù hợp về tỷ lệ giữa các bộ phận, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần và vị trí, vai trị của các bộ phận có trong tổ chức.
- Cơ cấu về qui mô
Xác định qui mô, cơ cấu của từng bộ phận trong tổ chức phải được xác định từ u cầu cơng việc phải hồn thành, từ u cầu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tùy thuộc qui mô và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Do đó, việc xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phải đáp ứng được các yêu cầu về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức và phải linh hoạt thay đổi tương ứng trong trường hợp mục tiêu, chiến lược của tổ chức, đơn vị thay đổi.
- Cơ cấu về giới tính
Tùy vào yêu cầu của từng ngành nghề cụ thể mà cơ cấu lao động sẽ thiên về một giới tính phù hợp. Những ngành cơng nghiệp nặng hoặc những ngành nghề cần nhiều sức mạnh về cơ bắp, cơ cấu giới tính sẽ lệch về giới tính nam. Ngược lại, các ngành công nghiệp nhẹ hoặc những ngành nghề đòi
hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cần sự cảm thông nhẹ nhàng như y tế, công việc xã hội và bán hàng. Do đó, xác định đúng đặc điểm của từng công việc cụ thể trong tổ chức để xác định giới tính phù hợp cho cơng việc, từ đó có chính sách tuyển dụng nhân sự hợp lý.
- Cơ cấu về độ tuổi
Trong một tổ chức cần có sự phân bộ hợp lý giữa các độ tuổi lao động khác nhau, không nên chỉ tập trung vào một nhóm tuổi nào đó. Bên cạnh những lao động trẻ có sức khỏe, năng động, có khả năng sáng tạo, lao động lớn tuổi vẫn có những ưu thế của riêng mình. Lao động ở độ tuổi này có kinh nghiệm, sự từng trãi, có sự gắn kết lâu năm trong công việc nên khả năng chuyên môn thường là cao. Những người này sẽ chia sẽ kinh nghiệm và hướng dẫn cho những lao động trẻ trong các yêu cầu công việc. Vì vậy, tổ chức cần xác định số lượng lao động ở mỗi nhóm tuổi cho phù hợp với thực tế u cầu cơng việc cụ thể để có một cơ cấu tuổi hợp lý để tận dụng được điểm mạnh của từng nhóm tuổi để tăng hiệu quả trong cơng việc.
- Cơ cấu về trình độ
Trình độ được thể hiện qua trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật qua thông qua đào tạo. Mỗi loại công việc có các u cầu về trình độ khác nhau. Sản phẩm cung cấp cho xã hội càng tinh vi, trình độ người lao động tạo ra sản phẩm đó càng cao. Xã hội phát triển nhanh chóng dẫn đến các u cầu trong cơng việc địi hỏi cao hơn. Do đó tổ chức cần tăng cường tập huấn và đào tạo để nâng cao năng lực của người lao động trong tổ chức, tăng hiệu quả cũng như năng suất lao động. Nhìn vào cơ cấu về trình độ của một tổ chức, có thể biết được loại công việc, loại sản phẩm nào mà tổ chức đang hướng tới. Dựa vào yêu cầu công việc và sản phẩm đầu ra, tổ chức cần xác định cơ cấu trình độ để lên kế hoạch tuyển dụng những ứng viên có trình độ phù hợp.
Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức