Cân đối lao động kế hoạch so với lao động hiện có

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (9) (Trang 59 - 63)

STT Loại lao động Số lao động theo yêu cầu kế hoạch Số lao động hiện có Thừa (-) Thiếu (+) 1 Lái xe Buýt 477 481 - 4 Hợp đồng 99 101 - 2 Du lịch 65 46 +19 2 Phụ xe 477 469 + 8

3 Bảo dưỡng sửa chữa 43 37 + 6

4 LĐGT 116 105 + 11

Tổng 1277 1239 + 38

Qua bảng cân đối lao động trên ta có thể thấy doanh nghiệp thừa và thiếu 1 số lao động, cụ thể như:

Lái xe buýt và xe hợp đồng thừa 6 lao động trong khi lái xe du lịch thiếu 19 lao động; Phụ xe thiếu 8 lao động; Thợ BDSC thiếu 6 thợ và LĐGT thiếu 11 lao động.

Ta thấy lái xe buýt và lái xe hợp đồng đang thừa 6 lao động. Vì đã và đang làm trong cơng ty, cũng đã có kinh nghiệm làm việc nên ta thuyên chuyển 6 lái xe này sang lái xe du lịch. Như vậy cũng rất hợp lý đối với công ty cho nên lái xe chỉ cịn thiếu 13 lao động. Vì vậy cơng ty cần tuyển thêm 13 lái xe du lịch, 8 phụ xe, 6 thợ BDSC và 11 thợ LĐGT. Để phục vụ và đáp ứng quá trình phát triển SXKD thì cơng ty cần phải lập kế hoạch tuyển dụng để tìm kiếm được ứng viên chất lượng cho công ty.

3.2.3 Lập kế hoạch đào tạo lao động - Mục tiêu của kế hoạch đào tạo - Mục tiêu của kế hoạch đào tạo

Đào tạo được xem như là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của một doanh nghiệp. Giờ đây chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các cơ quan, đơn vị, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh. Chính vì vậy cơng ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến là một công ty vận tải muốn phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường vận tải thì cơng ty cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Công tác đào tạo của công ty vẫn chưa được chú trọng. Đối với CBCNV ở vị trí lao động gián tiếp, khơng mở ra các lớp đào tạo mà chỉ được hướng dẫn thông qua

53

các buổi huấn luyện của cơng ty. Điều đó làm hạn chế nhận thức và ý thức vươn lên của lao động gián tiếp. Làm cho cơng tác quản lý bị hạn chế và khơng có sự đổi mới, sáng tạo theo thị trường. Vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần có kế hoạch mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là vấn đề liên quan đến vận tải bởi họ chưa có kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực vận tải.

Đối với lao động trực tiếp như lái xe, cơng ty cũng có một số chương trình đào tạo tuy nhiên vẫn chưa diễn ra thường xuyên chủ yếu là thời gian đầu đào tạo hướng dẫn cơng việc, vì vậy để đội ngũ chính này tăng năng suất lao động thì cơng ty phải tiến hành đào tạo cơ bản, nâng cao cũng như nâng cấp bậc của lao động.

Các doanh nghiệp luôn luôn vận động, thay đổi và có những chiến lược phát triển để nhằm hồn thiện hơn q trình hoạt động kinh doanh của mình. Mà chiến lược phát triển về máy móc thiết bị mà đặc biệt là cơng nghệ khơng thể thiếu. Tuy nhiên, dù máy móc, thiết bị hay cơng nghệ có tiên tiến, có hiện đại đến đâu mà thiếu đi sự vận hành của con người thì tất cả cũng đều trở nên vơ nghĩa. Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng của đội ngũ lao động mà công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với cầu lao động của doanh nghiệp về số lượng cũng như chất lượng là một biện pháp.

- Xây dựng được cơng tác phí chi trả đào tạo cho người lao động

Về chi phí đào tạo, cơng ty sẽ thanh tốn 100% chi phí đào tạo cho các cán bộ được cơng ty cử đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn. Việc đào tạo sẽ tiêu tốn của công ty một khoản không nhỏ nhưng khi xét về lâu về dài thì lợi ích của nó là khơng hề nhỏ. Trình độ của lao động quản lí được nâng cao sẽ giúp đưa ra những phương hướng cũng như biện pháp SXKD hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Vì vậy, cơng ty coi chi phí đào tạo là chi phí đầu tư cho dài hạn, được tính vào chi phí đầu tư cho phát triển doanh nghiệp.

Về việc chi trả lương cho người lao động được tuyển mới, cơng ty tính lương khốn cho các cơng nhân viên. Thời gian thử việc 2 tháng, được hưởng lương 85% lương chính thức. Sau thời gian thử việc, cơng ty sẽ tiến hành kí hợp đồng lao động chính thức và người lao động sẽ được đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

- Xây dựng công tác đào tạo lao động trong công ty

a. Đào tạo trong công việc

Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cơng việc của mình thơng qua thực tế

54

dưới sự hướng dẫn của những người lao động có kinh nghiệm hơn. * Đào tạo chỉ dẫn công việc:

Các công nhân sản xuất và một số cơng nhân quản lí sẽ được dạy các kĩ năng thực hiện cơng việc. Q trình đào tạo bắt đầu từ sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách trau dồi, học hỏi và làm thử cho đến khi thành thạo.

Uu điểm: Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết được dễ dàng hơn, không cần trang thiết bị riêng cho học tập.

Nhược điểm: Người học việc sẽ làm ảnh hưởng đến sự tiến hành công việc và dễ làm hỏng trang thiết bị.

* Đào tạo theo kiểu học nghề:

Các học viên sẽ được đưa đến làm việc dưới sự chỉ dẫn của công nhân lành nghề sau khi đã được học lí thuyết trên lớp.

Ưu điểm: Học viên được trang bị lượng kiến thức khá lớn và kĩ năng cần thiết. Việc học việc được dễ dàng hơn và không ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc thực tế.

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, chi phí cao và có khả năng có thể khơng liên quan đến công việc.

* Kèm cặp và chỉ bảo:

Phương pháp này dùng để giúp cho các cán bộ quản lí và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lí giỏi hơn.

Ưu điểm: Việc lĩnh hội các kĩ năng, kiến thức cần thiết khá dễ dàng, có điều kiện làm thử cơng việc thật, thực tế.

Nhược điểm: Khơng thực sự được làm trong cơng việc đó một cách đầy đủ, học viên có thể bị ảnh hưởng bởi một số cách thức không tiên tiến.

* Luân chuyển và thuyên chuyển cơng việc:

Đây là phương pháp chuyển người quản lí từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong công ty. Qua quá trình đó sẽ giúp cho lao động có thể đảm nhiệm được nhiều nhiệm vụ hơn trong tương lai

55 của người lao động.

Nhược điểm: Thời gian ở lại một công việc hay một vị trí quá ngắn nên lao động không hiểu hết về công việc.

b. Đào tạo ngồi cơng việc

Đây là phương pháp đào tạo mà người lao động được tách khỏi việc thực hiện các công việc thực tế bao gồm:

* Cử đi học tại các trường chính quy:

Cơng ty có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do Bộ, Ngành hay cấp Trung ương tổ chức. Phương pháp này người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ có hệ thống lý thuyết và kỹ năng thực hành.

Ưu điểm: Người đào tạo sẽ không can thiệp vào các việc thực hiện công việc của người khác, được trang bị đầy đủ có hệ thống lý thuyết và kỹ năng thực hành.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và cũng tốn kém về khoản kinh phí đào tạo * Bên cạnh đó, việc đào tạo đội ngũ lái xe, phụ xe có những phương pháp riêng: - Thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cũng như quy chế về xử lý vi phạm cho các lái xe khơng thực hiện đúng quy chế quản lí của cơng ty cũng như quy định của nhà nước ban hành.

- Có các kỳ sát hạch tay nghề lái xe, hội thi lái xe giỏi để đảm bảo lái xe an tồn cũng như khích lệ tinh thần cho lái xe. Những lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn thì cho đào tạo lại trong một thời gian.

- Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho lái phụ xe, với tay nghề cao sẽ có mức lương cao hơn.

- Nâng cao trình độ lái – phụ xe: Để đảm bảo chất lượng vận tải, cần thực hiện tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ lao động trực tiếp. Đề tài đề xuất thực hiện đào tạo bắt buộc và kiểm tra sát hạch cuối khóa đối với tất cả lái – phụ xe sau khi được tuyển dụng.

- Hiện nay yêu cầu bắt buộc đối với các lái xe tải nhẹ và trung bình là phải có bằng D về điều khiển phương tiện, tuy nhiên do đặc thù của phương thức vận tải là: Thường xuyên hoạt động trong khu vực đông dân cư, đồi hỏi khả năng tập trung cao, hoạt động theo đúng lịch trình, dừng đỗ đúng điểm trả hàng… Trên cơ sở đó, cơng ty đã có chương trình đào tạo riêng cho các lái – phụ xe mới, để giúp họ có thể làm quen với những đặc điểm riêng của vận tải.

56

a. Đối với lao động gián tiếp

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho từng phòng ban và mời các giáo viên có trình độ cao, giảng dạy tốt. Tuy chi phí chi trả cho việc giảng dạy này tăng cao nhưng ngược lại nó mang lại hiệu quả lao động cao, để cơng tác quản lý và làm việc theo vị trí của mình tốt hơn. Đào tạo tại phịng làm việc và thường vào các ngày nghỉ cuối tuần để không làm ảnh hưởng đến công việc và hoạt động SXKD của công ty

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (9) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)