Công tác đào tạo lao động

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (2) (Trang 63 - 65)

2.2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý lao động của Xí nghiệp xe Buýt Cầu

2.2.5. Công tác đào tạo lao động

Lực lượng lao động tại Xí nghiệp hiện nay hầu hết đã qua các trường đào tạo, nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, do sự biến động lao động và số lượng lao động tuyển mới ở mức cao nên công tác đào tạo phải cần được chú trọng. Vấn đề hiện nay của Xí nghiệp là phải cải tiến chất lượng cơng nhân viên, tiếp nhận những người có tay nghề cao, khuyến khích cơng nhân dự thi nâng bậc thợ, chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng của yếu tố con người, từ đó mang lại hiệu quả lâu dài. Xí nghiệp cần đào tạo đúng đối tượng, đủ chứ không tràn lan.

Mọi đối tượng, từ cán bộ quản lý đến đội ngũ công nhân viên, lái xe, bán vé… đều được Xí nghiệp quan tâm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Tuy nhiên, xét tình hình thực tế hiện tại với các đối tượng cán bộ, nhân viên văn phịng, Xí nghiệp tự đào tạo là chính. Đối với các đối tượng trực tiếp tiếp xúc với hành khách đi xe đang là đối tượng được dành thời gian và nội dung đào tạo nhiều nhất đó là nhân viên lái xe, bán vé, nhân viên điều hành và nhân viên kiểm tra giám sát...

Quy trình đào tạo lái xe của Xí nghiệp

- Xác định nhu cầu đào tạo:

Công tác đào tạo với mục tiêu tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề, chun mơn cao và phải phù hợp với hồn cảnh, chi phí của Xí nghiệp. Xí nghiệp muốn xác định kỹ năng để đào tạo cho người lao động thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc cũng như các mẫu phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ hoặc phản ánh của khách hàng để từ đó đánh giá chất lượng và xác định kỹ năng cho người lao động sau đó tiến hành đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực:

 Việc lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có liên quan tới nhiều phịng ban nghiệp vụ: Phòng nhân sự, Cơng đồn, các cấp và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, người lao động, các cơ sở đào tạo.

 Việc soạn thảo một kế hoạch đào tạo cần thực hiện từ bộ phận quản lý thấp nhất của doanh nghiệp. Mỗi bộ phận xây dựng một kế hoạch đào tạo thông qua nhu cầu đào tạo và tranh luận với cơng, nhân viên. Sau đó, bộ phận sẽ tổng hợp nhu cầu đào tạo gửi về phịng nhân sự, sau đó phịng sẽ lập kế hoạch đào tạo đối với toàn doanh nghiệp.

- Triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực .

- Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo: Đào tạo lao động là một hình thức đầu tư, vì vậy khi thực hiện chương trình đào tạo, XN cần đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo thông qua việc so sánh tổng chi phí và tổng lợi ích của chương trình đào tạo.

Nội dung và phương pháp đào tạo

Xí nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo riêng cho từng đối tượng lao động.

55

Bảng 2.25: Nội dung và phương pháp đào tạo với từng loại lao động của Xí nghiệp

Đối tượng

lao động Chương trình và phương pháp đào tạo Nội dung đào tạo

Lao động trực tiếp

Thời gian đào tạo từ tháng 3/4-tháng 12 tuỳ theo yêu cầu cầu việc mà kéo dài hay ngắn.

Có 3 chương trình đào tạo: chương trình đào tạo cấp 1 (đào tạo mới) cho CNLX NVBV mới tuyển đào tạo cơ bản; chương trình đào tạo cấp 2 (đào tạo nghiệp vụ)cho CNLX,NVBV đã học xong cấp 1 thời gian công tác 12 tháng trở lên; chương trình đào tạo cấp 3 dành cho học viên đạt tiêu chuẩn cấp 1,2.

Công tác đào tạo tiến hành ưu tiên cho CNLX và NVBV vì chiếm tỉ lệ lớn và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà ý thức của họ còn kém, tay nghề hạn chế,… nên phải tổ chức đào tạo và phải vượt qua kỳ sát hạch.

Gồm:

- Đào tạo về hội nhập mơi trường, văn hố Xí nghiệp.

- Đào tạo chuyên môn kỹ thuật

- Đào tạo về công tác.

Lao động gián tiếp

Phương pháp các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo thường được Xí nghiệp áp dụng đối với những trường hợp Tổng cơng ty có những chương trình đổi mới về cách thức quản lý hoặc nâng cao trình độ quản lý dữ liệu bằng các phần mềm tiên tiến. Xí nghiệp cử người đi tập huấn sau đó mở các hội thảo tại xí nghiệp tiến hành trao đổi, phân tích và tìm ra các phương án tối ưu để các nhà quản lý sử dụng các kiến thức, phần mềm đã được đào tạo vào công việc để đem lại hiệu quả cao nhất cho xí nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

Nhiều nội dung công việc liên quan đến sổ sách, phương páp quản lý người lao dộng, phần mềm quản lý, hoạt động chung của Xí nghiệp,..

Tình hình đào tạo nội bộ của Xí nghiệp qua các năm

Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nhân viên đã được xác định, các hình thức và phương pháp đã được lựa chọn, Xí nghiệp tiến hành mời giảng viên. Giảng viên này có thể mời từ bên ngoài hoặc là những nhân viên có kinh nghiệm được chọn trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt q trình đào tạo có thể việc theo dõi và giám sát lớp học ít được chú ý, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ của nhân viên, cũng như không tốt tới công tác đánh giá đào tạo sau này.

Dù khơng thường xun nhưng Xí nghiệp xe bt Cầu Bươu vẫn cử cán bộ công nhân viên sang các doanh nghiệp của các nước công nghệ tiên tiến như Nhật, Đài Loan… đã hoặc đang hợp tác đề đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chun mơn.

56

Bảng 2.26: Tình hình đào tạo nhân viên của Xí nghiệp giai đoạn 2018-2021

Năm Số khoá đào tạo Số lượng người tham gia Địa điểm

2018 15 430 Hội trường Xí nghiệp

2019 23 510 Hội trường Xí nghiệp

2020 12 370 Hội trường Xí nghiệp kết

hợp các nền tảng trực tuyến

2021 11 138 Các nền tảng trực tuyến

Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự

Theo bảng thống kê, số lượng nhân viên được đi đào tạo tăng mạnh từ năm 2018- 2019 (tăng 80 người ) do nhu cầu của nhân viên và nhu cầu của xã hội mong muốn ngành vận tải xe buýt ngày một phát triển. Tuy nhiên tới năm 2020 có xu hướng giảm mạnh do sự ảnh hưởng của dịch covid-19, chủ yếu các cuộc đào tạo đều qua online .

Tại các khóa học đều tập trung vào các chuyên đề: nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, kĩ năng và các biện pháp xử lí tình huống trên xe bt, cơng tác kiểm sốt chất lượng phương tiện và người lái, các biện pháp an tồn giao thơng....Tóm lại cơng tác triển khai đào tạo nhân viên tại Xí nghiệp được đánh giá khá cao từ khâu chuẩn bị trước buổi đào tạo về tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập đến hoạt động giảng dạy trong khóa học và tư vấn, hỗ trợ của đào tạo viên đối với học viên sau khóa học.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (2) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)