Những nội dung cơ bản của tổ chức laođộng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 26 - 31)

Tổ chức lao động phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1.15.1.Phân công và hợp tác lao động

Phân công và hợp tác lao động là nội dung quan trọng của tổ chức lao động, qua phân công lao động các cơ cấu về lao động trong tổ chức/doanh nghiệp được hình thành, tạo ra bộ máy với các bộ phận cùng với các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận đảm bảo thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp. Hợp tác lao động là sự liên kết, phối hợp, tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ phận của tổ chức/doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân, bộ phận được ấn định bởi chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giao phó.

Để đảm bảo phân cơng và hợp tác lao động khoa học, hợp lý cần phải xác định định mức lao động khoa học, hợp lý. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học; định mức lao động là quy định về mức tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chun mơn thích hợp để hồn thành một cơng việc hay một đơn vị sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng trong điều kiện và môi trường nhất định. Định mức lao động khoa học, hợp lý là yếu tố đảm bảo tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động, phù hợp với khả năng lao động của người lao động.

Thơng thường, định mức lao động được tính theo thời gian, là mức thời gian cần thiết được quy định để một hay một nhóm người lao động có trình độ lành nghề nhất định hồn thành một cơng việc hoặc tính theo số lượng sản phẩm được quy định đối với một người lao động hay nhóm người lao động có trình độ lành nghề nhất định phải hoàn thành với chất lượng đảm bảo trong một đơn vị thời gian.

Để định mức lao động khoa học, hợp lý thì việc xác định định mức lao động phải dựa trên các cơ sở khoa học, phương pháp xác định khoa

học, căn cứ vào điều kiện tổ chức kỹ thuật và môi trường làm việc, vào bản thân của người lao động (các yếu tố về thể lực, trí lực và phẩm chất nghề nghiệp) đồng thời phải mang tính tiên tiến, khả thi tức là định mức lao động phải chuẩn để người lao động phấn đấu hồn thành cơng việc, nhưng khơng q cao dẫn đến thiếu tính khả thi và cũng khơng thấp dẫn đến sự nhàm chán, lãng phí nguồn lực.

1.1.5.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc a. Khái niệm

Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu cần thiết để quá trình lao động diễn ra tại nơi làm việc được bình thường, liên tục và hiệu quả.

Các nhu cầu cần thiết cho quá trình lao động là các nhu cầu đầu vào của quá trình lao động như ngun vật liệu, hàng hóa, năng lượng, các dịch vụ khác để đảm bảo cho quá trình lao động diễn ra bình thường, liên tục và theo kế hoạch đã định.

Để đảm bảo phục vụ cho nơi làm việc đồng bộ, hiệu quả thì tổ chức phục vụ nơi làm việc phải thực hiện các nguyên tắc:

(i) Phục vụ theo yêu cầu của từng chức năng (sản xuất, thương mại, tài chính, nhân sự,..);

(ii) Phục vụ phải theo kế hoạch đảm bảo nhịp nhàng, ăn khớp với yêu cầu kế hoạch hành động của nơi làm việc;

(iii) Phải có dự trữ để dự phịng để tránh gián đoạn do thiếu nguồn cung cấp;

(iv) Phục vụ phải đảm bảo tính đồng bộ trong cung ứng các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi nơi làm việc và trong tồn đơn vị, đó là do hoạt động của các cá nhân, bộ phận có mối liên quan với nhau, địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ;

(v) Phục vụ phải đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao để hoạt động được diễn ra liên tục, chất lượng đầu ra đảm bảo;

(vi) Phục vụ phải đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, chính là việc cung cấp các yếu tố đầu vào để phục vụ quá trình lao động phải đảm bảo dễ thay thế, khắc phục sự cố dẫn đến ngưng trệ quá trình lao động, đồng thời phải tiết kiệm chi phí.

Nơi làm việc là phần diện tích và khơng gian được trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết để hồn thành nhiệm vụ, cơng việc đã xác định.

Trình độ tổ chức, phục vụ nơi làm việc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự hứng thú và năng suất lao động của người lao động.

b. Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc

Tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt động của người lao động với năng suất cao, đảm bảo cho hoạt động được liên tục và nhịp nhàng.

Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mơi trường, vệ sinh an tồn lao động, tạo hứng thú cho những người lao động làm việc.

Cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.

c. Tổ chức nơi làm việc: Thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm

việc, bố trí sắp xếp nơi làm việc theo một trật tự nhất định.

Thiết kế nơi làm việc là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi làm việc tương ứng với các loại hình cơng việc, nhiệm vụ, nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả đối với hoạt động của người lao động.

Trang bị nơi làm việc là trang bị, lắp đặt đầy đủ các loại thiết bị, máy móc, phương tiện cần thiết theo yêu cầu của hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ/công việc của người lao động tương ứng với chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Thiết bị phục vụ cho nơi làm việc gồm thiết bị chính và thiết bị phụ.

Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý, có trật tự các phương tiện, thiết bị, máy móc trong khơng gian nơi làm việc.

1.1.5.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động

Q trình lao động ln diễn ra trong một mơi trường nhất định với các yếu tố ảnh hưởng khác nhau tác động đến quá trình lao động, chúng hợp thành các điều kiện lao động. Các điều kiện của môi trường tác động đến khả năng làm việc của người lao động.

Các điều kiện lao động thường được chia thành 5 nhóm:

a. Điều kiện về tâm, sinh lý: Theo đó tổ chức lao động phải đảm

bảo giảm sự căng thẳng về thể lực, thần kinh, sự nhàm chán, tính đơn điệu trong lao động.

b. Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi: Môi trường làm việc

phải đảm bảo yêu cầu về khơng gian rộng thống, đảm bảo vệ sinh và tiếng ồn, độ ô nhiễm, bức xạ thấp.

c. Điều kiện về thẩm quyền: Đảm bảo quyền quyết định của người

tổ chức lao động trong bố trí, sắp xếp nơi làm việc, tạo độ hấp dẫn, giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý tích cực trong lao động.

d. Điều kiện tâm lý xã hội tại nơi làm việc: Tạo bầu khơng khí, văn

hóa trong nhóm, bộ phận, tổ chức/doanh nghiệp; các chế độ khuyến khích, thưởng - phạt hợp lý, khoa học, tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

e. Các điều kiện, chế độ làm việc, nghỉ ngơi:Tạo các điều kiện cơ

sở vật chất, kỹ thuật,trang thiết bị,dụng cụ đầy đủ,không gian hoạt động, chế độ làm việc đảm bảo cơng việc hợp vớikhả năng chun mơn, trình độ, tính cách, tâm lý, bố trí ca, kíp và thời gian làm việc, nghỉ ngơi giữa các ca, kíp, độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi và hình thức nghỉ ngơi, tích cực.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi là trật tự luân phiên và độ dài thời gian của các giai đoạn làm việc và nghỉ ngơi bao gồm:Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một ca, chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một tuần, chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một năm.

Nền sản xuất hiện đại địi hỏi trình độ phân cơng, hợp tác lao động cao với trình độ và quy trình cơng nghệ phức tạp nên địi hỏi chế độ làm việc và nghỉ ngơi phải tính tốn khoa học, kỹ lưỡng vì chế độ làm việc và nghỉ ngơi ảnh hưởng đến tính đồng bộ, liên tục của quy trình sản xuất, đến sự mệt mỏi, căng thẳng, sức khỏe, thể chất và tinh thần của người lao động do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động.

Bên cạnh các nội dung trên đây, tổ chức lao động cần chú ý hoàn thiện các hình thức kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động và tăng cường kỷ luật lao động mới đảm bảo thực hiện tiếp tục phân công hợp tác và thực hiện tốt các quy định về tổ chức và phục vụ nơi làm việc.

Mục đích của nền sản xuất xã hội là làm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của người lao động, đảm bảo người lao động được phát triển tự do và toàn diện, muốn đạt được điều đó phải khơng ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất mà một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động là phải tạo ra và sử dụng hợp lý các kích thích về lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động, đây là những động lực quan trọng, chủ yếu để kích thích sự say mê lao động, sáng tạo trong lao động, từ đó người lao động tạo ra một tỷ suất lao động, hiệu quả sản xuất cao hơn và hệ quả là họ sẽ có thu nhập từ lao động cao hơn để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng đóng góp nhiều hơn cho tổ chức/doanh nghiệp và xã hội.

Các biện pháp kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động phải được xây dựng dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trên các lý thuyết khoa học về lao động, các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với các điều kiện thực tế của tổ chức/doanh nghiệp.

1.1.5.4. Tăng cường kỉ luật lao động

Tổ chức lao động dựa trên các nguyên lý khoa học về sự phân công, hợp tác lao động và trên cơ sở của định mức lao động khoa học,

hợp lý; để đảm bảo quá trình lao động diễn ra bình thường, liên tục theo kế hoạch và sự đặt ra cần phải thực hiện nghiêm túc sự phân công, phối hợp, hợp tác các định mức lao động được ban hành.

Để đảm bảo kỷ luật lao động lãnh đạo tổ chức/doanh nghiệp cần phải ban hành các chuẩn mực, hành vi, nội quy, quy tắc và các quy định khác có liên quan đến việc thực thi các quy định đối với lao động, từ chế độ giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi, chấp hành các quy định về vận hành thiết bị, công nghệ, các định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm vệ sinh an toàn lao động ý thức tiết kiệm và trách nhiệm xã hội.

Việc ban hành đầy đủ các quy định trên, giáo dục ý thức tự nguyện, tự giác thực hiện cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và thưởng phạt nghiêm minh sẽ tăng cường được kỷ luật lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)