ĐỊNH MỨCLAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương
3.1.1. Khái niệm định mứclao động trong doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp, định mức lao động trong doanh nghiệp là việc xây dựng mức lao động cho tất cả các loại công việc, phù hợp với đặc điểm của từng cơng việc đó trong doanh nghiệp.
Các mức lao động nếu được xây dựng không dựa trên cơ sở phân tích những điều kiện tổ chức - kỹ thuật của sản xuất, kinh nghiệm và phương pháp làm việc của những lao động tiên tiến mà chỉ dựa vào những số liệu thống kê, tài liệu quá khứ những kinh nghiệm của cán bộ định mức, cán bộ kỹ thuật được gọi là mức thống kê kinh nghiệm (mức khơng có căn cứ khoa học kỹ thuật).
Nếu các mức lao động trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, tức là tính tốn đầy đủ những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc, những kinh nghiệm phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ sản xuất được gọi là những mức kỹ thuật lao động (mức có căn cứ khoa học kỹ thuật).
Theo nghĩa rộng, định mức lao động trong doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động nói trên đối với tất cả các q trình lao động. Nói cách khác, định mức lao động trong doanh nghiệp là q trình dự tính của doanh nghiệp thực hiện những biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc đạt năng suất lao động cao, dựa trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện cơng việc đó trong doanh nghiệp.
Định mức lao động trong doanh nghiệp là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần thiết để hồn thành một đơn vị cơng việc hay sản phẩm.
Theo quy định của pháp luật, định mức lao động trong doanh nghiệp là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.