1.2.4.1. Các loại mức lao động
Nội dung cơ bản của định mức lao động là tính tốn các lượng lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối
lượng công việc gắn với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định, dựa trên tính tốn các mức lao động.
Các mức lao động được sử dụng trong thực tế được phân loại theo các tiêu thức khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng các định mức lao động trong tổ chức/doanh nghiệp.
a. Theo phương pháp định mức: Mức lao động được chia thành: - Mức phân tích khảo sát: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp phân tích khảo sát, theo đó mức lao động cho mỗi bước công việc được xác định dựa trên các căn cứ kỹ thuật và tài liệu khảo sát ngay tại nơi làm việc.
- Mức phân tích tính tốn: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp phân tích tính tốn, theo đó mức lao động được xác định bởi định mức kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước cơng việc, các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật, tiêu chuẩn các loại thời gian cho mỗi bước công việc.
- Mức thống kê kinh nghiệm: Là mức lao động được xác định theo
phương pháp thống kê kinh nghiệm, theo đó mức lao động cho một bước công việc được xác định dựa trên số liệu thống kê năng suất lao động và kinh nghiệm của người làm công tác định mứclao động.
- Mức thống kê phân tích: Là mức lao động được xây dựng theo
phương pháp thống kê phân tích, theo đó mức lao động cho mỗi bước công việc được xác định dựa số liệu thống kê năng suất lao động và phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động.
- Mức so sánh điển hình: Là mức lao động cho mỗi bước công việc,
được xác định theo phương pháp so sánh điển hình, theo đó mức lao động cho mỗi bước cơng việc được xác định trên cơ sở so sánh hao phí thời gian lao động thực hiện bước cơng việc điển hình và các yếu tố ảnh hưởng quy đổi.
b. Theo đối tượng định mức: Mức lao động được chia thành:
- Mức chi tiết là mức lao động xây dựng cho một nguyên công hoặc
bước công việc.
- Mức mở rộng là mức lao động được xây dựng cho một quá trình
tổng hợp gồm nhiều nguyên công hay bước công việc.
- Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm là tổng hao phí lao động
cho một đơn vị sản phẩm, bao gồm hao phí lao động cơng nghệ, lao động phục vụ, lao động quản lý.
c. Theo hình thức tổ chức lao động: Mức lao động được chia thành: - Mức lao động cá nhân là mức lao động được xây dựng cho
nguyên công hay bước công việc... được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
- Mức lao động tập thể là mức lao động xây dựng cho các công
việc, nhiệm vụ giao cho một tập thể lao động (bộ phận, nhóm, tổ, đội) thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
d. Theo phạm vi áp dụng: Mức lao động được chia thành:
- Mức lao động thống nhất:Là mức lao động được xây dựng cho
các q trình sản xuất, được mẫu hóa hoặc cho các q trình sản xuất có điều kiện lao động giống nhau. Mức lao động thống nhất được chia thành mức thống nhất ngành và nhà nước (liên ngành).
+ Mức lao động thống nhất ngành: Là mức lao động thống nhất được xây dựng và áp dụng cho một ngành.
+ Mức lao động thống nhất liên ngành được xây dựng và áp dụng cho các cơng việc có cùng điều kiện tổ chức - kỹ thuật ở tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế, ở tất cả các ngành.
- Mức lao động cơ sở: Là mức lao động do các tổ chức/doanh nghiệp tự xây dựng và áp dụng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, đặc thù hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp cụ thể.
- Mức mẫu:Là mức được xây dựng cho các q trình cơng nghệ
mẫu trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật mẫu khi trình độ tổ chức - kỹ thuật này chỉ đạt ở một số tổ chức, doanh nghiệp, mức mẫu do đó chỉ là mức có tính chất hướng dẫn, khuyến khích áp dụng (vì khơng phải tất cả các tổ chức/doanh nghiệp đều có các điều kiện tổ chức - kỹ thuật như mức mẫu).
e. Theo hình thức phản ánh chi phí lao động: Mức lao động được
thể hiện qua mức thời gian, mức thời gian phục vụ, mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên chế và mức nghiệp vụ.
-Mức thời gian:Là chi phí thời gian lao động để hoàn thành một
đơn vị sản phẩm hay một nguyên công, một chi tiết sản phẩm, một bước công việc..., gắn với tiêu chuẩn chất lượng nhất định do một người lao động hay nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề nghiệp nhất định trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật xác định. Một trong những dạng biến thể của mức thời gian là mức thời gian phục vụ.
-Mức thời gian phục vụ:Là lượng thời gian ấn định cho một người
lao động hay nhóm người lao động có trình độ nghề nghiệp nhất định phục vụ một đơn vị, thiết bị, đơn vị diện tích kinh doanh..., trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Tổng hợp quy trình sản xuất do thực hiện một loại công việc với người lao động khơng đổi trong q trình lao động thì xác định mức sản lượng.
-Mức sản lượng:Là lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc quy
định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề nghiệp xác định, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian gắn với tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Quan hệ mức sản lượng và mức thời gian được thể hiện qua công thức:
MSL = T Mtg
Trong đó:
MSL: Mức sản lượng; Mtg: Mức thời gian;
T: Thời gian và định mức sản lượng.
- Mức phục vụ: Là số lượng các đơn vị thiết bị, diện tích kinh doanh, nơi làm việc số lượng nhân viên..., quy định phục vụ cho một hay một nhóm người lao động có trình độ lành nghề tương ứng phải phục vụ trong tổ chức - kỹ thuật xác định. Mức phục vụ tỷ lệ nghịch với mức thời gian phục vụ, khi một nhóm người lao động phục vụ đối tượng lao động thực hiện nguyên công hay bước công việc, công việc..., rất đa dạng, không ổn định về thời gian và chu kỳ thực hiện thì sử dụng mức biên chế.
- Mức biên chế: Là số lượng người lao động có nghề nghiệp và tay
nghề chuyên môn kỹ thuật xác định, được quy định để thực hiện công việc cụ thể, khơng ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công, hay phục vụ cho một đối tượng nhất định. Mức biên chế được áp dụng trong điều kiện phải hoàn thành cơng việc địi hỏi phải phối hợp hành động của nhiều người, không thể tách bạch từng người lao động, không thể xác định được mức thời gian, mức phục vụ, ví dụ như cơng việc văn phịng, quản lý, nghiên cứu khoa học là những công việc phải xác định mức biên chế.
Nhiệm vụ định mức: Là khối lượng công việc xác định cho người lao động hoặc một nhóm người lao động phải thực hiện trong một chu kỳ thời gian nhất định.
1.2.4.2. Quy trình xây dựng định mức lao động
Định mức lao động áp dụng cho mỗi đối tượng tập thể lao động là mức lao động được Hội đồng định mức lao động của doanh nghiệp tính tốn, lựa chọn và áp dụng cho đối tượng tập thể lao động cụ thể trong doanh nghiệp, nội dung cơ bản của định mức lao động gồm:
Xác định các mức lao động dựa trên tiêu chuẩn định mức trong điều kiện tổ chức và điều kiện lao động cụ thể đối với đối tượng tập thể người lao động.
Quy định định mức lao động đối với cá nhân/tập thể người lao động trên cơ sở tính tốn đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâmlý, điều kiện tổ chức lao động và điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp.
Để xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp cần thực hiện các bước trong quy trình sau:
a. Chuẩn bị các dữ liệu, tài liệu và căn cứ xây dựng định mức
Đây là bước chuẩn bị các nguyên liệu đầu vào cho việc áp dụng các phương pháp để tính các mức lao động và tạo cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc lựa chọn các phương pháp tính định mức gắn với tiêu chuẩn định mức cụ thể phù hợp với đối tượng lao động cũng như lựa chọn định mức áp dụng.
b. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức lao độngphù hợp với đối tượng lao động gắn với điều kiện tổ chức vàkỹ thuật lao động cụ thể
Đây là bước doanh nghiệp căn cứ vào vị trí chức danh, cơng việc mà người lao động/tập thể người lao động đảm nhận để xác định tiêu chuẩn định mức lao động, từ đó lựa chọn các phương pháp xác định định mức lao động phù hợp và tính tốn các mức lao động theo phương pháp đã lựa chọn.
c. Lập bảng thuyết minh định mức lao động
Bảng thuyết minh định mức lao động mô tả các dữ liệu, tài liệu được sử dụng để xây dựng các mức lao động cho các loại lao động; xác định tiêu chuẩn định mức và các phương pháp được sử dụng để tính mức lao động, các mức lao động, dự kiến hiệu quả áp dụng các mức lao động và giải pháp triển khai thực hiện định mức lao động.
d.Quyết định mức lao động áp dụng cho các đối tượng lao động trong doanh nghiệp
Căn cứ bản thuyết minh định mức lao động, tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội, tâm lý và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, hội đồng định mức ra quyết định về các mức lao động áp dụng cho các đối tượng lao động trong doanh nghiệp.