Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức laođộng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 31 - 33)

Tổ chức lao động là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố của q trình lao động, qua đó tổ chức sự phối hợp, kết hợp các yếu tố của quá trình lao động vừa khoa học, hợp lý trong thực tiễn, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường.

Tổ chức lao động được thực hiện trong quy mơ tồn bộ tổ chức/doanh nghiệp, ở các bộ phận và các cá nhân người lao động, với vai trò tác động đến kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ phận và cá nhân người lao động nên rất cần phải có bộ phận/nhóm chuyên trách nghiên cứu, tham mưu cho nhóm tự quản các cấp thực hiện tốt hoạt động này.

Về nguyên tắc các nhà quản trị các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đều phải tổ chức lao động quản lý trong phạm vi mình phụ trách và cá nhân người lao động phải tham gia hoạt động này.

Tổ chức lao động quản lý là một nội dung quan trọng của tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp nói chung và là một trong những

chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực. Tùy theo quy mơ, đặc điểm, tính phức tạp của tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp mà hình thành các nhóm hay cá nhân chun trách về tổ chức lao động. Theo Vũ Thị Mai (2016) ở một số nước, biên chế bộ phận/nhóm phụ trách tổ chức lao động có số lượng biên chế thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 1.1: Biên chế người làm công táctổ chức lao động chuyên trách ở một số nước

Số lượng công nhân viên của doanh nghiệp (Người)

Tên gọi bộ phận tổ chức lao động Số người đảm nhận (Người) Tới 600 Cán bộ chuyên trách 1 Tới 1000 Tổ 3 Tới 1500 Tổ 6 Tới 2000 Tổ 8 Tới 3000 Phòng 10 Tới 4000 Phòng 15 Trên 4000 Phòng 20 Nguồn: Vũ Thị Mai, 2016

Ở nhiều bộphận/nhóm này thường được hình thành dưới dạng bộ phận/nhóm tổ chức lao động và tiền lương nằm trong ban/bộ phận tổ chức quản trị nhân lực hoặc nằm trong ban/bộ phận kỹ thuật ở trong doanh nghiệp sản xuất (khi đó khơng quản lý tiền lương).

Ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo u cầu, nhiệm vụ, quy mơ và tính phức tạp của cơng việc, tổ chức lao động khơng lớn có thể bố trí 1 đến 2 biên chế, thậm chí những biên chế này có thể kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác trong bộ phận tổ chức quản trị nhân lực hay bộ phận kỹ thuật sản xuất nếu biên chế này thuộc bộ phận kỹ thuật sản xuất.

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động

Chức năng của bộ phận/nhóm/cá nhân chuyên trách hay kiêm nhiệm quản lý tổ chức lao động trong doanh nghiệp bao gồm:

(i) Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc/lãnh đạo doanh nghiệp ban hành các quyết định về tổ chức lao động và định mức lao động.

(ii) Phối hợp với các phòng ban, bộ phận tác nghiệp triển khai các quy định về tổ chức và định mức lao động trong toàn doanh nghiệp.

(iii) Phối hợp với các nhóm chức năng khác trong bộ phận tổ chức quản trị nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)