Vai trò của định mứclao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 35 - 37)

1.2.2.1. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động

Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu, mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp.

Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong q trình lao động cả về người lao động, thời gian lãng phí trong q trình lao động do loại bỏ được những động tác thừa, do sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, cơng việc, nghiệp vụ trong q trình hoạt động.

Định mức lao động mang tính tiên tiến, nên địi hỏi người lao động phải phấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm chất nghề nghiệp để đạt được mức này, tạo sự cạnh tranh trong lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho phân công và hợp tác lao động, giúp bố trí, phân cơng sử dụng lao động hợp lý; tăng cường kỷ luật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người lao động.

1.2.2.2. Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm

Định mức lao động được xây dựng, tính tốn trên cơ sở trung bình tiên tiến, đảm bảo kích thích người lao động (vì phải phấn đấu mới đạt), khai thác tối đa tiềm năng lao động khi tính đến các yếu tố thể lực, trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp và các yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động gắn với mơi trường, hồn cảnh cụ thể.

Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định gắn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, do giảm thiểu lãng phí thời gian lao động qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và con người trong lao động nên góp phần huy động và khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

1.2.2.3. Định mức lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiến lược, kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp

Các mục tiêu, biện pháp, các chỉ tiêu của kế hoạch được hình thành trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và lao động - việc xác định chính xác các định mức này, trong đó có định mức lao động sẽ góp phần đảm bảo các chiến lược, kế hoạch, khai thác tối đa các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì các định mức lao động đã cân nhắc, tính tốn nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố con người trong hoạt động gắn với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác.

Định mức lao động cho phép tổ chức/doanh nghiệp xác định đầy đủ, chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chun mơn, bậc trình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể là công cụ quan trọng để xác định các chiến lược, kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp.

1.2.2.4. Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ

Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động và là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động, thơng qua đó thấy được năng lực, trình độ của người lao động, thấy được năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà họ tạo ra, đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực.

Định mức lao động tính đến hao phí sức lực cơ bắp, trí lực, thần kinh tâm lý,do đó khi xác định mức tiền cơng phải dựa trên cơ sở tính tốn những hao phí này của người lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)