Xây dựng tiêu chuẩn định mứclao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 111 - 114)

L = ( )x Số ngày nghỉ theo chế độ quy định

365 -Số ngày nghỉ hàng tuần và lễ tết

3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mứclao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp

Trên cơ sở tính chất, đặc điểm các chức danh trong doanh nghiệp, cán bộ định mức tiến hành xác định các tiêu chuẩn định mức lao động và sử dụng các phương pháp định mức lao động khác nhau để tính tốn định mức lao động phù hợp cho các vị trí.

3.3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động

Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu hiện về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ,... của các loại công việc, hay các chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà người lao động phải thực hiện.

Tác dụng của tiêu chuẩn dùng để định mức lao động bao gồm: Là cơ sở để xây dựng định mức lao động nhanh chóng, chính xác và có tác dụng thống nhất ở quy mô lớn; là một phương tiện quan trọng để áp dụng vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh, áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và cơng nghệ nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và kích thích vật chất đối với người lao động. Doanh nghiệp cần phân loại tiêu chuẩn theo các cách thức sau:

a. Phân loại theo nội dung của tiêu chuẩn

-Tiêu chuẩn thời gian: Là những đại lượng quy định về thời gian

dùng để định mức cho những bước công việc (Ví dụ: Thời gian lắp đặt sản phẩm và giao hàng cho khách; thời gian kiểm đếm hàng hóa trên quầy;...)

-Tiêu chuẩn số lượng sản phẩm (ví dụ:Số lượng hợp đồng/tháng; số

lượng khách hàng mới;...)

-Tiêu chuẩn số lượng người làm việc:Là những quy định về số

lượng lao động cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng cơng việc,(ví dụ: Số nhân viên kinh doanh để đảm bảo đạt mức doanh thu cụ thể; số nhân viên thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng để đảm bảo chăm sóc được một số lượng khách hàng cụ thể;...).

b.Phân loại theo kết cấu của tiêu chuẩn

-Tiêu chuẩn bộ phận:Là những đại lượng hao phí thời gian quy

định cho từng thao tác của bước cơng việc (ví dụ:Thời gian để một quản lý quầy bán hàng báo cáo các công việc phát sinh, đánh giá công việc hàng ngày cho tổng quản lý).

- Tiêu chuẩn tổng hợp: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho những yếu tố công việc lớn hơn như: Tổng hợp các thao tác, tổng hợp các bước cơng việc... (ví dụ: Thời gian để một quản lý quầy bán hàng thực hiện các công việc ở đầu ca làm việc, bao gồm thời gian để nhà quản lý đó: Kiểm tra số người lao động trong ca; Nhận thông tin đặt bàn hay yêu cầu khác từ quản lý nhà hàng; Xem xét hàng hóa và công cụ quầy bán hàng; Phổ biến cho nhân viên các nội dung công việc trong ca; Chuẩnbịcác công việc vào ca bao gồm kiểm tra hàng hoá, chuẩn bị vào ca theo quy trình đã quy định).

c. Phân loại tiêu chuẩn theo phạm vi và mục đích sử dụng

- Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là những tiêu chuẩn để cán bộ định mức chỉ dùng để định mức cho những loại cơng việc riêng biệt của doanh nghiệp đó, do doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp này không sử dụng tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn thống nhất.

- Tiêu chuẩn ngành: Là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức

cho những công việc trong phạm vi một ngành (ví dụ: Ngành cơ khí, ngành điện lực, ngành hóa chất...). Tiêu chuẩn ngành do cơ quan quản lý của chủ sở hữu xây dựng cho từng ngành và để tính mức trong doanh nghiệp của ngành.

- Tiêu chuẩn thống nhất: Là những tiêu chuẩn dùng để định mức cho những công việc hoặc những sản phẩm giống nhau của các ngành hay các doanh nghiệp khác nhau. Tiêu chuẩn thống nhất do nhà nước ban hành và thường được xây dựng cho những côngviệc phổ biến nhất trong ngành kinh tế quốc dân.

3.3.2.2. Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp

Tùy thuộc vào loại hình quá trình lao động, hình thức phản ánh chi phí lao động, tiêu chuẩn định mức lao động, việc tính tốn mức lao động sẽ có những dạng cơng thức khác nhau, các cơng thức tính tốn cụ thể như đã trình bày trong mục 3.1. Các phương pháp định mức lao động. Thơng thường, ở các doanh nghiệp có quy trình lao động rõ ràng thì có

xu hướng áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết nhằm xây dựng mức lao động cho một bước cơng việc nào đó trong quy trình.

Đối với cơng tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp thương mại (mua, bán, dự trữ, cung ứng dịch vụ thương mại) thì phương pháp định mức lao động có thể được sử dụng một trong bốn phương pháp là:Phương pháp thống kê kinh nghiệm; Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phân tích tính tốn; Phương pháp phân tích khảo sát.

Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các cơng việc thuộc các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, phương pháp định mức có thể sử dụng là: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh điển hình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)