Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện laođộng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 65 - 66)

TỔ CHỨC LAOĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương

2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện laođộng trong doanh nghiệp

giữa người lao động với nhau và với cấp trên.

2.3.1.4. Yếu tố thẩm mỹ

Đây là các yếu tố liên quan đến khung cảnh của nơi làm việc, chiếu sáng, màu sắc, âm nhạc, cây xanh, bố trí khoa học, hợp lý nơi làm việc.

2.3.1.5. Yếu tố thuộc chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Đây là những quy định về chế độ số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần, ngày nghỉ lễ tết, phép, chế độ nghỉ ngơi giữa ca, thai sản, ốm đau, tai nạn,... bố trí ca, kíp làm việc.

2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Các yếu tố điều kiện lao động tác động đến sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng lao động, dựa trên các dữ liệu thống kê về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thời gian nghỉ việc do tai nạn lao động có thể đánh giá điều kiện lao động qua một số chỉ tiêu sau:

2.3.2.1. Tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

KBNN = (LĐBNN / LĐ)* 100 Trong đó:

KBNN: Tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp; LĐBNN: Số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp; LĐ: Tổng số lao động trong doanh nghiệp.

Tỷ lệ này càng cao phản ánh điều kiện lao động trong doanh nghiệp càng kém và ngược lại.

Số ngày nghỉ việc trung bình của một lao động mắc bệnh nghề nghiệp: KNB = (NNB / LĐBNN )

Trong đó:

NNB: Tổng số ngày nghỉ của người lao động do mắc bệnh nghề nghiệp;

KNB: Số ngày nghỉ trung bình của một lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Tỷ lệ này càng cao phản ánh sự nặng hay nhẹ của bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động.

2.3.2.2. Tỷ lệ tai nạn lao động

KTNLĐ = (LĐTN / LĐ) Trong đó:

KTNLĐ: Tỷ lệ người lao động bị tai nạn lao động; LĐTN: Số người lao động bị tai nạn lao động.

Tỷ lệ này càng cao thì điều kiện lao động càng kém và ngược lại. Sự nặng, nhẹ của tai nạn lao động được phản ánh qua số ngày nghỉ việc bình quân của người lao động bị tai nạn lao động:

KNTN = (NNTN / LĐTN) Trong đó:

KNTN: Số ngày nghỉ việc bình quân do tai nạn lao động của một lao động bị tai nạn;

NNTN: Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động của lao động bị tai nạn.

Tỷ lệ này càng cao phản ánh tai nạn càng nặng, điều kiện lao động càng kém và ngược lại.

2.3.3. Hoạt động chủ yếu nhằm tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)