Hợp tác laođộng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 49 - 50)

TỔ CHỨC LAOĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương

2.1.2. Hợp tác laođộng trong doanh nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm

Hợp tác lao động trong doanh nghiệp là hình thức liên kết, phối hợp các hoạt động riêng lẻ, độc lập với nhau một cách có kế hoạch thành một quá trình thống nhất, đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ các hoạt động trong quá trình lao động để đạt mục tiêu chung.

Hợp tác lao động trong doanh nghiệp là một hoạt động, là đặc tính quan trọng của lao động tập thể, có kế hoạch do tác động của phân công lao động chun mơn hóa, qua đó tạo ra một sức mạnh tổng hợp, khai thác tối đa tiềm năng của người lao động, do đó đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn trong công việc nhiều so với lao động có tính chất cá nhân, nó cũng làm tăng tính trách nhiệm, sự ganh đua (cạnh tranh) trong quá trình lao động.

2.1.2.2. Các hình thức hợp tác lao động trong doanh nghiệp

a. Hợp tác lao động về mặt khơng gian: Là hình thức hợp tác giữa

các nhóm/bộ phận chun mơn hóa trong một tổ chức/doanh nghiệp.

b. Hợp tác về mặt thời gian: Là tổ chức cho các cá nhân làm việc

từng ngày, tận dụng năng lực của thiết bị và điều kiện thể lực, tâm lý người lao động.

Hệ số đo lường, đánh giá sự hợp tác lao động trong 1 tổ chức/ doanh nghiệp

Kht = 1- TLP

Trong đó TLP: Thời gian lãng phí do phục vụ không tốt, do phối hợp thiếu nhịp nhàng dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong 1 ca làm việc đối với nơi làm việc được chọn phân tích.

Nếu TLP càng nhỏ thì thời gian lãng phí càng ít tức là sự phối hợp, hợp tác càng cao hay cách khác nếu Kht càng gần 1 thì sự hợp tác trong lao động càng cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)