TỔ CHỨC LAOĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương
2.2.1. Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
2.2.1.1. Khái niệm tổ chức nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định trong sản xuất của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơng việc. Việc sắp xếp bố trí những thiết bị dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất càng khoa học, thuận tiện thì việc sử dụng chúng càng đơn giản và góp phần giảm thiểu thời gian lãng phí, nâng cao năng suất lao động.
2.2.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của nơi làm việc nên muốn nâng cao năng suất lao động, tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, xây dựng đào tạo lớp người lao động mới cho xã hội thì phải tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc. Trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người lao động cũng như hứng thú của họ trong sản xuất. Nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc là phải đưa ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao, bảo đảm cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách đồng bộ liên tục, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. Đặc biệt tổ chức và phục vụ nơi làm việc còn phải đảm bảo được khả
năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, phù hợp với đặc điểm sinh lý, cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý là nơi làm việc phải thoả mãn một cách đồng bộ các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động, về tâm lý và xã hội học, về thẩm mỹ sản xuất và về kinh tế. Để đảm bảo được vấn đề đó, cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nội dung của tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
2.2.1.3. Nội dung của tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp
Tổ chức nơi làm việc trong doanh nghiệp gồm các nội dung: Thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc và bố trí nơi làm việc.
a. Thiết kế nơi làm việc
Do sản xuất phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao, xóa bỏ dần dần những lao động chân tay mà chủ yếu là sử dụng và điều khiển các máy móc, thiết bị hoạt động, làm giảm khoảng cách về không gian lao động giữa những cơng việc khác nhau. Vì vậy, việc thiết kế mẫu cho các nơi làm việc trở nên thuận lợi hơn, để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả lao động của cơng nhân.
Trình độ phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đã tạo ra những máy móc, thiết bị ngày càng cải tiến và hiện đại vì vậy địi hỏi tổ chức nơi làm việc phải có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu.
Trình tự thiết kế nơi làm việc gồm các bước sau:
- Chọn các thiết bị phụ, các dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị của tổ chức thực hiện cho quá trình sản xuất sao cho phù hợp. Với mỗi
loại hình sản xuất khác nhau các trang thiết bị chính khác nhau, tuy nhiên lựa chọn các trang, thiết bị phụ cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Lựa chọn các trang, thiết bị cần thiết để trang bị cho quá trình sản xuất sao cho đáp ứng được nhu cầu mà lại khơng lãng phí cho doanh nghiệp.
- Chọn các phương án bố trí nơi làm việc tối ưu. Với mỗi nơi làm
việc khác nhau thì bố trí cơng cụ, dụng cụ cũng khác nhau. Cần phải đưa ra nhiều phương án bố trí nơi làm việc, tính tốn và tìm ra được phương án tối ưu nhất, vừa hiệu quả về tổ chức vừa hiệu quả về mặt kinh tế.
- Thiết kế các thao tác lao động hợp lý và tạo các tư thế lao động thuận lợi với đặc điểm nhân thái học và nhân chủng học của người lao động. Qua đó, xác định được độ dài của quá trình lao động và mức thời
gian cho bước công việc bằng cách thực hiện bấm giờ bước công việc. Thiết kế được các thao tác hợp lý, có được mức thời gian chính xác ta có thể xây dựng được định mức lao động có tính khoa học và chuẩn xác. Từ đó là cơ sở để tăng năng suất lao động.
- Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. Điều này có nghĩa là
ngay trong khi thiết kế nơi làm việc đã phải có được hệ thống phục vụ theo chức năng. Cần phải trả lời được những chức năng nào của phục vụ sẽ được thực hiện trong quá trình sản xuất? Thiết kế và xây dựng chúng thành một hệ thống đồng bộ.
- Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như số lượng
công nhân, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ tại nơi làm việc...Các chỉ tiêu này dựa trên các yếu tố chuẩn đã được xây dựng. Ví dụ như dựa vào số lượng máy móc thiết bị, diện tích nơi làm việc, yêu cầu của cơng việc để tính tốn số cơng nhân chính, cơng nhân phụ, sử dụng bấm giờ chụp ảnh để xác định định mức lao động hay chính là xác định được số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian...
- Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc
như ánh sáng, độ ẩm, độ bụi, tiếng ồn...Cần phải dựa trên các bản tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Để thiết kế nơi làm việc hiệu quả, trước hết cần tiến hành nghiên cứu các khía cạnh sau:
+ Các tài liệu về máy móc, thiết bị, quy trình cơng nghệ.
Tại nơi làm việc, chiếm diện tích lớn nhất vẫn là các máy móc này. Cần phải nghiên cứu, xem xét các máy móc đó để bố trí làm sao cho phù
hợp với diện tích của phân xưởng. Quy trình cơng nghệ cũng cần được nghiên cứu để có thể bố trí sao cho phù hợp.
+ Tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn và bảo vệ lao động. Các tiêu chuẩn này đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng. Khi thiết kế cần phải tham khảo để đảm bảo đúng tiêu chuẩn đề ra, đảm bảo được sức khỏe cho người lao động.
Tiêu chuẩn về định mức lao động là cơ sở để từ đó thiết kế các thao tác, quy trình, độ dài thời gian lao động vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.
b. Trang bị nơi làm việc
Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động. Nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của q trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng.
Trang bị nơi làm việc cần có những thiết bị như sau:
- Các thiết bị chính: Là những thiết bị mà người lao động dùng để
trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. Các thiết bị chính phải phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất và hoạt động.
- Các thiết bị phụ: Là những thiết bị giúp cho người lao động thực
hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn như các thiết bị bốc xếp, các thiết bị vận chuyển (cầu trục, pa lăng, xe đẩy, xe nâng hạ, băng chuyền..). Tùy thuộc vào công việc của thiết bị chính, sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất, ở mỗi nơi làm việc mà yêu cầu các thiết bị phụ khác nhau.
Các thiết bị chính và thiết bị phụ phải phù hợp với yêu cầu của cơng thái học và nhân chủng học, phải giải phóng người lao động ra khỏi lao động chân tay nặng nhọc, tạo ra được các tư thế làm việc tốt nhất, ngồi ra cịn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn khi sử dụng và đáp ứng
được yêu cầu thẩm mỹ, có như vậy mới giảm bớt được sự nhàm chán trong công việc, giúp người lao động hứng thú trong lao động.
Đối với các trang bị công nghệ như dụng cụ kẹp đồ, gá, các dụng cụ kiểm tra, các dụng cụ cắt...,thì yêu cầu đối với loại này là cấu trúc của nó phải đảm bảo tính chính xác, sử dụng với lực nhỏ, khi sử dụng không gây tiếng động và đảm bảo năng suất lao động cao. Hầu hết các thiết bị này đều là các thiết bị cầm tay, vì vậy phải thiết kế tay cầm hợp lý và thích ứng với đặc điểm giải phẫu của con người, tạo cho người lao động thoải mái trong công việc.
Đối với các trang bị tổ chức bao gồm: Bàn, ghế, tủ, giá đỡ, bục đứng... các thiết bị này phải đảm bảo có kết cấu, kích cỡ phù hợp với tâm, sinh lý của người lao động, phải chắc chắn, tiện lợi khi sử dụng và tiết kiệm được diện tích nơi làm việc.
Đối với các thiết bị thơng tin liên lạc bao gồm điện thoại tín hiệu phải đảm bảo độ tin cậy cao, phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất tại nơi làm việc. Những tín hiệu phát đi từ nơi làm việc phải được giữ cho tới khi người nhận được đầy đủ mới xóa đi đồng thời đảm bảo cho nhiều nơi làm việc có thể cùng liên hệ với người quản lý được. Ngoài ra cịn có các thiết bị an tồn, vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạt như các loại lưới, tấm chắn bảo vệ, các thiết bị thơng gió, chiếu sáng, các phương tiện phục vụ sinh hoạt như nước uống...
c. Bố trí nơi làm việc
Bố trí nơi làm việc là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phịng ăn....
Thơng qua mặt bằng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp các quy trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các quy trình này và các cơng việc phụ trợ khác.
Bố trí nơi làm việc đòi hỏi phải sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc.
Các dạng bố trí nơi làm việc:
- Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong
phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chun mơn hóa nơi làm việc, tính chất cơng việc và quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm.
- Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao
động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người lao động với các loại trang bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình lao động.
Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang bị.
Yêu cầu đối với bố trí nơi làm việc:
- Xác định đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất ngắn nhất
Khi bố trí phải xác định đúng diện tích nơi làm việc, diện tích nơi làm việc phải thỏa mãn việc phân bố các trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất, ngoài ra cần phải có diện tích dự phịng khi mở rộng sản xuất hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động. Khi bố trí nơi làm việc phải chú ý đến dịng di chuyển của nguyên vật liệu, đường đi của người lao động trong quá trình lao động sao cho ngắn nhất để giảm được hao phí thời gian vào việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiết kiệm được sức lực của người lao động.
- Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với thị lực của người lao động
Thông tin mà người lao động thu được là thơng qua thị giác vì vậy việc bố trí các đối tượng lao động, dụng cụ công nghệ ở nơi làm việc
phải lưu ý đến vùng nhìn của mắt, là khoảng khơng gian mà trong đó mắt có thể kiểm sốt và phân biệt được các đối tượng quan sát nhanh nhất và rõ nét nhất. Để đáp ứng được yêu cầu của thị lực thì cần chú ý đến việc bố trí các nguồn sáng. Các nguồn sáng được bố trí sao cho khơng được tạo thành các bóng đen tại nơi làm việc, khơng được chói lóa trong phạm vi thường nhìn của mắt, ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt chi tiết gia công.
- Tạo được tư thế làm việc hợp lý
Tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm hao phí năng lượng trong quá trình lao động, thực hiện các thao tác một cách thuận lợi, chính xác, nâng cao năng suất lao động và mệt mỏi ít hơn. Trên thực tế có 3 tư thế làm việc là ngồi, đứng và kết hợp giữa đứng và ngồi.
Đối với tư thế ngồi cần phải tạo ra được mặt chỗ ngồi, mặt bàn làm
việc, chỗ tựa lưng, chỗ đặt chân có kích thước phù hợp với nhân chủng học của con người.
Đối với tư thế đứng thường phải bỏ ra lực tác dụng tương đối lớn,
nhịp độ âm thanh và hoạt động tương đối rộng, vì vậy phải có tư thế đứng hợp lý hơi nghiêng về phía trước 10-15 độ, do tư thế đứng phải mất một lượng hao phí năng lượng để giữ cho cơ thể đứng thẳng nên khi bố trí phải trang bị thêm một ghế để người lao động ngồi nghỉ trong thời gian ngắn.
Tư thế kết hợp giữa đứng và ngồi được sử dụng cho nhiều công
việc, trong tư thế này người lao động ít mệt mỏi hơn vì có sự thay đổi làm việc của các nhóm cơ trong cơ thể.
Đảm bảo sự tiết kiệm động tác: Để đảm bảo cho yêu cầu tiết kiệm động tác của người lao động thì khi bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc cần chia chúng ra làm 2 loại: sử dụng thường xuyên và sử dụng khơng trong thời gian ngắn và bố trí chúng một cách hợp lý theo nguyên tắc sau:
(i)Những dụng cụ sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong vùng làm việc tối ưu, cịn các loại khác thì tùy theo mức độ sử dụng mà bố trí, nhưng khơng vượt quá khoảng cách 560mm với tư thế ngồi và 750mm với tư thế đứng.
(ii)Những vật dụng tay phải thì đặt bên phải, vật dụng tay trái thì để bên trái, đảm bảo thuận tay cho người sử dụng.
(iii)Những vật dụng theo trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để sử dụng động tác ngược lại.
(iv)Mỗi dụng cụ phải để ở vị trí cố định để đỡ mất thời gian tìm kiếm. Đảm bảo an tồn lao động và thẩm mỹ lao động thì nơi làm việc phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Đường vận chuyển phải đủ rộng để đề phòng tai nạn xảy ra khi vận chuyển.
+ Các đường vận chuyển nếu cắt nhau thì phải tạo thành một góc 90 độ tạo thuận lợi cho việc quan sát và vận chuyển.
+ Các thiết bị nên bố trí vng góc với đường vận chuyển để khi cần có thể tạo thành hàng rào che chắn cho người lao động.
+ Sắp đặt các loại nguyên vật liệu, sản phẩm phải gọn gàng, vững chắc, tránh đổ rơi.
+ Nơi làm việc phải được bố trí gọn gàng, đẹp mắt, tạo cảm xúc mạnh và kích thích hưng phấn lao động của người lao động.
2.2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc
Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc:
Đối với nhóm/bộ phận
KNhóm/BFNLV = NLV - NLVK NLV
Trong đó:
NLV: Là tổng số nơi làm việc của nhóm/bộ phận;
NLVK: Là tổng số nơi làm việc khơng đạt u cầu của nhóm/ bộ phận.
Suy ra: KNhóm/BFNLV càng gần 1 thì trình độ tổ chức nơi làm việc của nhóm/bộ phận càng cao
Đối với toàn bộ doanh nghiệp
KNLVtoàn bộ = Nhómbph NLV
K /
NLV
Trong đó: NLV: là tồn bộ nhóm/bộ phận làm việc của tổ chức, doanh nghiệp
Suy ra: KNLVtoàn bộ càng lớn (càng gần tới 1) thì trình độ tổ chức nơi