Các phương pháp định mứclao động chi tiết trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 76 - 95)

ĐỊNH MỨCLAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương

3.2.1. Các phương pháp định mứclao động chi tiết trong doanh nghiệp

khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác định mức lao động thì trước hết cần có các phương pháp định mức lao động. Chất lượng của các định mức lao động phụ thuộc nhiều vào phương pháp định mức lao động. Trong các doanh nghiệp hiện nay có hai nhóm phương pháp định mức lao động bao gồm: Nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết và nhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp.

Nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết là phương pháp nhằm xây dựng định mức lao động cho một bước cơng việc nào đó trong quy trình cơng việc. Nhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp là phương pháp nhằm xác định định mức lao động cho một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định hoặc xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận lao động trực tiếp tham gia sản xuất - kinh doanh, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý của toàn doanh nghiệp.

3.2.1. Các phương pháp định mức lao động chi tiết trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong thực tế thường sử dụng nhiều phương pháp để xây dựng định mức lao động chi tiết tùy theo quy mơ và loại hình sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất kinh doanh, tổ chức kỹ thuật cụ thể, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp mà lựa chọn, áp dụng phương pháp để xây dựng định mức lao động chi tiết. Có các phương pháp định mức lao động chi tiết mà các doanh nghiệp thường sử dụng, bao gồm:

3.2.1.1.Phương pháp thống kê kinh nghiệm a. Khái niệm

Phương pháp thống kê kinh nghiệm sử dụng để định mức lao động là phương pháp định mức cho một bước cơng việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thời kỳ đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, quản đốc hoặc người lao động.

b. Trình tự xác định định mức lao động bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm gồm4 bước:

Bước 1: Thống kê năng suất lao động của người lao động thực hiện

bước công việc cần định mức. Thống kê năng suất lao động được tính 1 trong 2 tiêu thức sau:

Về mặt hiện vật: w1, w2, w3,...,wn

Về mặt hao phí thời gian lao động: t1, t2, t3, ..., tn

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động. Về mặt hiện vật: Được sử dụng 1 trong 2 cơng thức tính sau:

Cơng thức 1: W W W W . . . W n ∑ W n Trong đó:

W:Năng suất lao động trung bình của một ngày (ca); W: Năng suất lao động của ngày (ca) thứ i qua thống kê; n: Số ngày (ca) đã được thống kê.

Công thức 2:

W ∑ W f

Trong đó:

W: Năng suất lao động của lần thống kê thứ j;

f: Tần suất xuất hiện của giá trị W trong dãy số thống kê; n: Số lượng các số trong dãy số thống kê.

Về mặt thời gian hao phí: Được sử dụng 1 trong 2 cơng thức tính

sau: Cơng thức 1: t t t t . . . t n ∑ t n Trong đó:

t ∶ Thời gian hao phí trung bình để kinh doanh một đơn vị sản phẩm;

t : Thời gian hao phí để kinh doanh một đơn vị sản phẩm thứ i qua thống kê;

n: Số lần công việc được thống kê. Cơng thức 2:

t ∑∑ t f f Trong đó:

t : Thời gian của lần thống kê thứ i;

f: Tần suất xuất hiện của giá trị t trong dãy số thống kê; n: Số lượng các số trong dãy số thống kê.

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến.

Năng suất lao động trung bình tiên tiến là năng suất lao động trung bình của những người lao động mà năng suất của họ lớn hơn hoặc bằng mức bình quân chung (giá trị trung bình của năng suất lao động).

Về mặt hiện vật: Được sử dụng 1 trong 2 cơng thức tính sau: Công thức 1: W W′ W′ W′ . . . W′ m ∑ W′ m Sao cho W′ W(m 𝑛 Trong đó:

W : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật; W′ W′ W′ . . . W′ : Những giá trị năng suất lao động

thống kê được lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình;

m: Số giá trị năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình. Cơng thức 2: W ∑ W f ∑ f Với: W W Trong đó:

W : Là năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật; W: Là những giá trị năng suất lao động thống kê được lớn hơn

hoặc bằng năng suất lao động trung bình;

f: Tần suất xuất hiện của giá trị W trong dãy số thống kê;

m: Số lượng các số còn lại trong dãy số (từ giá trị w đến wmax m < n).

Công thức 1: t t′ t′ t′ ⋯ t′ m ∑ t′ m Sao cho t′ t(m 𝑛 Trong đó:

t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hao phí

thời gian;

t′ t′ t′ ⋯ t′ : Những giá trị thời gian thống kê được lớn hơn hoặc bằng thời gian trung bình;

m: Số giá trị thời gian nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động trung bình. Cơng thức 2: t ∑∑ t f f Với t t và m 𝑛 (m: Số các số từ t đến t) Trong đó:

t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hao phí

thời gian;

t : Những giá trị thời gian thống kê được nhỏ hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình;

f: Tần suất xuất hiện của giá trị t trong dãy số thống kê;

m: Số giá trị thời gian nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động trung bình.

Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh

nghiệm của bản thân cán bộ định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên để quyết định định mức, sau đó mới giao cho người lao động.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp Hưng Thịnh thống kê về năng suất lao động

Bước 1: Thống kê năng suất lao động của nhân viên bán hàng thực

hiện công việc bán hàng cần định mức như sau:

Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 W(triệuđồng/ngày) 65 64 65 67 62 62 63 65 67 68 67 65 64 65 64

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động theo phương

pháp bình quân gia quyền:

W= 62×2 + 63×1 + 64×3 + 65×5 + 67×3 + 68×1 15

W=64,86 triệu đồng/ngày

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến (chỉ lấy những

giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị năng suất trung bình) Wtt = 65×5 + 67×3 + 68×1

9 =66 triệu đồng/ngày

Cán bộ làm công tác định mức căn cứ vào năng suất trung bình tiên tiến vừa có kết quả với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể tăng hoặc giảm hay lấy ngay kết quả 66 triệu đồng/ngày làm mức sản lượng ngày giao cho nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp Hưng Thịnh trên.

Với ví dụ trên, sau khi kết hợp với kinh nghiệm trước kia đã làm chi tiết tương tự năng suất lao động nhân viên bán hàng, cán bộ định mức quyết định lấy ngay 66 triệu đồng/ngày là mức sản lượng.

Cán bộ nhân viên làm công tác định mức chưa từng làm công việc định mức hoặc công việc tương tự, mà lấy ngay năng suất lao động trung bình tiên tiến là 66 triệu đồng/ngày làm mức giao cho nhân viên bán hàng thì mức đó là định mức thống kê thuần túy.

đồng/ngày kết hợp với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể tăng hoặc giảm giá trị này, sau đó giao định mức cho nhân viên bán hàng.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp Tiến Thành thống kê về năng suất lao động

của một nhân viên bán hàng tính bằng hao phí thời gian để bán được 1 tỷ đồng doanh thu như sau:

Bước 1: Thống kê thời gian hao phí thực tế của các nhân viên bán

hàng để bán được 1 tỷ đồng doanh thu cần định mức như sau:

DT (tỷ đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 t (ngày/tỷ

đ) 14 14 15 16 14 14 15 15 14 14 14 13 16 13 12

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động theo phương

pháp bình qn gia quyền

t= 12×1 + 13×2 + 14×7 + 15×3 + 16×2 15

t 14,2 ngày/1tỷđồng

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến (chỉ lấy những

giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị năng suất trung bình) tt = 12×1 + 13×2 + 14×7

15 tt = 13,6 ngày/1 tỷ đồng

Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến là 13,6

ngày/tỷ đồng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể tăng hoặc giảm giá trị này, sau đó mới giao cho nhân viên bán hàng làm mức thời gian.

Trong định mức, nếu doanh nghiệp lấy năng suất lao động trung bình tiên tiến (66 triệu đồng/ngày hoặc lấy thời gian lao động trung bình tiên tiến là 13,6 ngày/tỷ đồng) làm mức giao cho nhân viên bán hàng thì gọi là định mức thống kê thuần túy.

Nếu căn cứ vào năng suất lao động trung bình tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được (có thể tăng hoặc giảm mức thống kê thuần túy) sau đó mới giao cho nhân viên bán hàng thì gọi là định mức thống kê kinh nghiệm.

c. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thống kê kinh nghiệm -Ưu điểm:

Cán bộ làm công tác định mức sử dụng phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít thời gian và cơng sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn có vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của đốc công, nhân viên kỹ thuật. Trong chừng mực nào đó, nhờ có sự vận dụng giá trị trung bình tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, người lao động, do đó cũng loại trừ được phần nào sai lệch của mức lao động do hạn chế của phương pháp này so với các phương pháp xác định mức có căn cứ kỹ thuật. Các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn doanh nghiệp.

-Nhược điểm:

Phương pháp định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm, đó là khơng phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất - kinh doanh và các điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và không cho phép sử dụng những phương pháp lao động tiên tiến của người lao động, khơng xây dựng các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất - kinh doanh hợp lý trong doanh nghiệp, nên không sử dụng được các khả năng tiềm tàng của người lao động, không động viên sự nỗ lực của người lao động ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức.

Định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm không tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác được năng lực sản xuất - kinh doanh,

nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tổ chức sản xuất - kinh doanh và tổ chức lao động, kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động khiến mức đặt ra thường thấp hơn nhiều so với khả năng thực hiện của người lao động, nên phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm chỉ áp dụng với những công việc sản xuất, các công việc ở doanh nghiệp mới thành lập làm nhiệm vụ sản xuất chưa ổn định, các doanh nghiệp sửa chữa hay các doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động thấp.

d. Biện pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm của phương pháp định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm

Cán bộ định mức phải thiết kế các biểu mẫu thống kê có tính khoa học, hợp lý cao. Số liệu thống kê phải đồng nhất (tức là những đối tượng thống kê cùng làm một công việc, cùng cấp bậc, cùng điều kiện tổ chức kỹ thuật...), phản ánh rõ ràng và trung thực thời gian thực tế dùng vào sản xuất sản phẩm, các loại thời gian lãng phí, giờ làm thêm. Nhằm hạn chế bớt yếu tố ngẫu nhiên thì số liệu thống kê càng nhiều càng tốt, như thống kê nhiều người trong nhiều ngày và nhiều ca làm việc. Đồng thời, coi trọng phân tích so sánh các tài liệu thống kê.

Phải bố trí cán bộ định mức thực sự có năng lực, có kinh nghiệm chun mơn thống kê và định mức lao động để thiết kế, xây dựng công tác định mức.

3.2.1.2. Phương pháp thống kê phân tích a.Khái niệm

Phương pháp thống kê phân tích sử dụng trong định mức lao động là phương pháp định mức cho 1 bước cơng việc nào đó dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thực hiện bước công việc ấy, kết hợp với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế.

b. Trình tự xác định định mức lao động theo phương pháp thống kê phân tích gồm 4 bước:

Bước 1, 2, 3: Giống hoàn toàn như phương pháp thống kê kinh nghiệm. Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với việc

phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế. Cách tính mức lao động theo phương pháp thống kê phân tích như sau:

Về mặt hiện vật: sl tt M T M W T   ngμy § Trong đó:

M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc); W : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật; T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số

ngày trong 1 tuần...);

TĐM: Thời gian thực tế được định mức (bằng thời gian làm việc theo quy định trừ đi thời gian thực tế bị lãng phí trong q trình làm việc).

và:

Mtg Tngày Msl Trong đó:

Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc); M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc); T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số

Về thời gian hao phí:

Mtg ttt × TĐM Tngày Trong đó:

Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc); t : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt thời gian; T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số

ngày trong 1 tuần...);

TĐM: Thời gian thực tế được định mức (bằng thời gian làm việc theo quy định trừ đi thời gian thực tế bị lãng phí trong q trình làm việc).

và:

Msl =Tngày Mtg

M : Mức lao động về mặt hiện vật (của 1 bước công việc); Mtg: Mức lao động về mặt thời gian (của 1 bước công việc);

T: Thời gian làm việc theo quy định (số giờ trong 1 ngày, số ngày trong 1 tuần...).

Ví dụ 3:

Với số liệu trong ví dụ 1, nhưng qua khảo sát 15 ngày làm việc (1 ngày 8h làm việc), cán bộ định mức nhận thấy bình quân 1 người lao động trong mỗi ngày làm việc đã lãng phí 69 phút, thời gian được định mức còn 411 phút nên mức thống kê phân tích là:

Msl = 66×480-69480 = 77 (triệu đồng/ngày)

c. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thống kê phân tích -Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, độ chính xác cao hơn phương pháp

thống kê kinh nghiệm. Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại nơi làm việc nên đã loại trừ được các loại thời gian lãng phí trơng thấy, như lãng phí do tổ chức, lãng phí do cá nhân người lao động...

-Nhược điểm: Phương pháp này cũng có những nhược điểm giống như phương pháp thống kê thuần túy nhưng ưu điểm hơn là đã loại trừ được thời gian lãng phí trong ngày của người lao động.

3.2.1.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích sử dụng trong định mức lao động là phương pháp định mức lao động dựa trên sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện quá trình sản xuất.

Đây là phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật và được gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 76 - 95)