Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh, được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành động, chỉ dẫn hoạt động của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp thiết lập tiếng nói chung, đảm bảo thống nhất về mục tiêu hành động, tạo lực hướng tâm để mọi thành viên trong doanh nghiệp lấy đó làm đích, phấn đấu cho sự thành công của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau, biểu hiện rõ nhất là sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp; phương thức hành động; và cách ứng xử của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.
Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thể hiện lý do và cách thức tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh cho biết doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm gì, làm vì ai và làm như thế nào; các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp giải thích doanh nghiệp tồn tại để làm gì. Ví dụ: Sứ mệnh của công ty Vinamilk là: “Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”; sứ mệnh của tập đoàn Viettel là: “Lấy sáng tạo là sức sống, lấy thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh tranh, không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng”...
Phương thức hành động của doanh nghiệp
Phương thức hành động là một nội dung quan trọng của triết lý doanh nghiệp, nó trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh và mục tiêu bằng cách nào, với nguồn lực được sử dụng như thế nào. Phương thức hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù, phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh và triết lý quản trị của người chủ doanh nghiệp. Nội dung của phương thức hành động của doanh nghiệp thường được thể hiện dưới dạng các giá trị, được đúc kết, thừa nhận và chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp, trở thành quy phạm cơ bản điều tiết hành vi và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp.
Phương thức hành động của doanh nghiệp có thể được thể hiện qua cách thức quản trị doanh nghiệp như: quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị dự trữ, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị rủi ro, quản trị hành chính, quản trị thời gian của nhà quản trị..., trong đó quản trị nhân lực được coi là quản trị nguồn lực cơ bản nhất của doanh nghiệp. Để tác động đến tinh thần làm việc với thái độ tích cực, chủ động, đạt năng suất và hiệu quả cao, nhà quản trị khơng thể chỉ sử dụng tiền bạc để kích thích, càng khơng thể sử dụng quyền lực để ép buộc, mà phải dùng giá trị mà mọi người tin tưởng và chấp nhận để tạo ra sự tự giác làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.
Có thể minh họa phương thức hành động của Công ty Matsushita Electronic của nước Nhật Bản như sau:
1. Phục vụ dân tộc bằng con đường sản xuất 2. Trung thực
3. Đồn kết, hịa hợp và hợp tác 4. Phấn đấu vì chất lượng 5. Tự trọng và biết phục tùng
Cách ứng xử của doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi
Cách ứng xử của doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng thể hiện văn hóa của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của các yếu tố mơi trường kinh doanh, nói cách khác, doanh nghiệp muốn tồn tại cần duy trì mối quan hệ với cộng đồng xã hội bên ngồi doanh nghiệp. Chính mối quan hệ này giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của mơi trường để thực hiện tốt nhất các mục tiêu trong các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp.
Để thiết lập mối quan hệ với mơi trường bên ngồi, doanh nghiệp đưa ra những nguyên tắc ứng xử để hướng dẫn các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện, chẳng hạn như: nguyên tắc ứng xử với khách hàng (ví dụ như: “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng luôn luôn đúng”, “khách hàng là vua”, làm hài lòng khách hàng bằng cách “vui lòng khách đến, vừa lịng khách đi”,...) vì khách hàng là “người trả tiền cho doanh nghiệp”; quy tắc mua hàng có hiệu quả (ví dụ như quy tắc “win - win”: cả hai bên - người bán và người mua đều cùng có lợi,...); nguyên tắc ứng xử với đối thủ cạnh tranh là “cạnh tranh bình đẳng” trên cơ sở thực hiện đúng luật pháp, coi đối thủ như là “đồng nghiệp” và tôn trọng đối tác; các hoạt động doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như: đóng thuế nghiêm túc và đầy đủ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm, đảm bảo mơi trường sinh thái... Có thể thấy ngun tắc ứng xử này qua triết lý kinh doanh của công ty ACB là: “Tăng trưởng bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì khả năng sinh lợi cao và chỉ số tài chính tốt, đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa cơng ty lành mạnh”, lợi ích người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu của công ty.
Đối với các yếu tố tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp, các hành vi ứng xử của doanh nghiệp là cần phải tôn trọng các quy luật của tự nhiên và khéo léo vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng khơng làm ảnh hưởng hoặc có hại cho các đối tượng khác trong xã hội, cần phải
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đồng thời kết hợp hài hòa với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không làm phương hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mỗi doanh nghiệp đều có những triết lý của riêng mình, ví dụ: tập đồn Matsushita có triết lý: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và "kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng"; triết lý của tập đoàn Honda là: "Khơng mơ phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo và dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề; hay triết lý của tập đoàn Sony là: "Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta"...
Mặc dù có sự khác nhau, song nhìn chung, triết lý doanh nghiệp có đặc điểm chung:
- Luôn hướng tới sự phát triển lâu dài bền vững và ngày càng mạnh mẽ của doanh nghiệp;
- Luôn hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích của xã hội, bảo vệ môi trường xung quanh, cân bằng giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển bền vững;
- Luôn đề cao giá trị con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong tồn bộ mối quan hệ của doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con người được thể hiện, sáng tạo và cống hiến;
- Ln coi trọng và tìm cách tạo ra khơng gian văn hóa ngày càng tốt đẹp hơn, nâng cao ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm tạo ra sức mạnh và bản sắc riêng có của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, định hướng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp mới xác định được các mục tiêu cơ bản, tìm ra các phương thức hành động phù hợp để đưa doanh nghiệp đến thành công. Những yếu tố đó chính là những giá trị cốt lõi có ý nghĩa to lớn hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới một mục đích chung. Cũng trên cơ sở triết lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng và lựa chọn
chiến lược kinh doanh, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đãi ngộ và phát triển nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Triết lý doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng của các thành viên trong doanh nghiệp, nó sẽ được chấp nhận nhanh chóng và những tư tưởng cốt lõi sẽ ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và tồn tại bền vững theo thời gian, kể cả khi có sự thay đổi nhân sự quản trị cấp cao thì tư tưởng cốt lõi của triết lý doanh nghiệp cũng khó thay đổi và các giá trị văn hóa của tổ chức tiếp tục phát triển. Điều này đã được Akio Morita - nhà sáng lập tập đồn Sony giải thích: “Vì người lao động làm việc với công ty trong một thời gian dài, họ thấm nhuần tư tưởng trong triết lý doanh nghiệp và họ kiên trì giữ vững quan điểm trong q trình làm việc. Lý tưởng của cơng ty khơng thay đổi, vì vậy, khi tơi rời khỏi cơng ty để nghỉ hưu, triết lý của công ty vẫn tiếp tục tồn tại...”. Trong thực tế, điều này cũng diễn ra ở nhiều công ty khác nhau như Matsushita, Honda, Hitachi... của Nhật Bản và những công ty hàng đầu của Tây Âu, Mỹ như tập đoàn IBM của Mỹ có lịch sử tồn tại hơn 80 năm và trải qua nhiều đời chủ tịch, những triết lý cơ bản do nhà sáng lập là ông Thomas Watson - Chủ tịch đầu tiên của tập đoàn nêu ra vẫn tiếp tục phát huy tác dụng tồn tại đến ngày nay.
Triết lý doanh nghiệp là nguồn lực vơ hình, tạo ra các niềm tin để thúc đẩy tinh thần các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện công việc một cách nhiệt tình và sáng tạo. Nhà nghiên cứu người Nhật U.Waykaki đã rút ra kết luận: “Nguồn tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, ngoài con người, tiền vốn, vật tư, hàng hóa... cịn bao gồm những nguồn tài sản mà mắt thường khơng nhìn thấy, nhưng có tác dụng cực kỳ to lớn. Nguồn tài sản vơ hình đó là phong thái văn hóa tổ chức, mà cốt lõi của phong thái chính là triết lý doanh nghiệp...”. Triết lý doanh nghiệp gắn kết toàn thể các thành viên của doanh nghiệp thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động vì mục tiêu lý tưởng của doanh nghiệp. Akio Morit - nhà sáng lập tập đoàn Sony giải thích ý tưởng này như sau: “Do coi trọng triết lý doanh nghiệp, các công ty của Nhật thường phát triển chậm hơn so với các công ty của Mỹ trong
giai đoạn đầu. Nhưng khi triết lý sống của cơng ty đã thâm nhập vào tồn thể nhân viên, lúc đó cơng ty có một sức mạnh lớn và mềm dẻo hơn trong kinh doanh...”. Trong thực tế, những doanh nghiệp có triết lý doanh nghiệp sắc sảo thường là những doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công và trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp. Nhân cách và phong thái của người sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp. Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý do họ đề xuất. Trải qua cùng năm tháng quản lý và điều hành doanh nghiệp, họ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để rút ra triết lý cho doanh nghiệp và quan trọng hơn, họ truyền bá triết lý đó đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp thấm nhuần và trở thành phương châm hành động chung cho toàn doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp là cơ sở và động lực để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội. Bill Gates, một trong những doanh nhân thành đạt bậc nhất thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20, thể hiện quan điểm của mình khi cịn điều hành tập đoàn Microsoft như sau: “Hàng tỷ người cần đến những lợi ích mà kỷ nguyên máy tính đem lại cùng nhiều nhu cầu cơ bản khác, nhưng họ khơng có cơ hội được hưởng những lợi ích này. Nếu muốn cải thiện cuộc sống của họ, chúng ta cần có những đổi mới ở nhiều mức độ khác nhau. Không chỉ là cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ mà là cần phải ở nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên phi thường bởi chúng ta có thể dành thời gian tìm ra cách đáp ứng những nhu cầu của người nghèo mà vẫn có được lợi nhuận và tìm ra con đường tốt hơn cho việc giảm đói nghèo trên thế giới ”. Đó chính là “cách kinh doanh” mà Bill Gates khác với những doanh nhân khác, khác với công ty khác, và cũng chính điều này đã làm cho Microsoft phát triển không ngừng. Sau những gì mà Bill Gates đã làm cho xã hội có thể phần nào hiểu được triết lý kinh doanh của ông đã chọn
là “làm từ thiện vừa là để trợ giúp, hỗ trợ nhằm nâng cao phúc lợi xã hội vừa là để xây dựng thương hiệu, hình ảnh của bản thân cũng như của tập đoàn Microsoft trong mắt công chúng”. Đây là triết lý mang đầy tính nhân văn mà các doanh nhân, doanh nghiệp cần nghiên cứu, học hỏi.
Triết lý muốn trở thành triết lý chung của doanh nghiệp khi được toàn thể người lao động trong doanh nghiệp chấp thuận. Muốn vậy, nội dung của triết lý doanh nghiệp phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp lao động chứ khơng chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư, nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà người lao động thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có một tương lai tươi sáng và phát triển bền vững.
Tóm lại, triết lý doanh nghiệp thể hiện quan điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, được xây dựng bởi những người sáng lập doanh nghiệp, đồng thời được bổ sung, đúc kết trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển triết lý doanh nghiệp là việc làm quan trọng đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh thì phải xác định đúng triết lý doanh nghiệp và luôn hành động theo triết lý đó.
Hộp 3.7. Triết lý doanh nghiệp của một số tập đồn, cơng ty
Tập đoàn Unilever: “Tơn chỉ của tập đồn Unilever chúng ta là thỏa mãn các
nhu cầu hàng ngày của con người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng của người tiêu dùng và khách hàng, đáp ứng nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và nhãn hàng danh tiếng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Công ty Matsushita Electronic của Nhật Bản xác định: 1) Phục vụ dân tộc bằng con đường hoàn thiện nền sản xuất; 2) Trung thực; 3) Đồn kết, hịa hợp và hợp tác; 4) Phấn đấu vì chất lượng; 5) Tự trọng và biết phục tùng; 6) Hịa mình với hãng; 7) Biết ơn hãng.
Cơng ty Biti’s: Bốn nguyên tắc căn bản: Uy tín đi liền với chất lượng; Chú
trọng đến con người - tạo sự kết dính giữa mọi thành viên công ty; Hành động đổi mới liên tục; và quan tâm đóng góp cho xã hội.
Cơng ty Honda: Khơng mơ phỏng, kiên trì, sáng tạo, độc đáo; Dùng con mắt
sáng của thế giới mà nhìn vào vấn đề.
Facebook: “Trao cho con người quyền năng để chia sẻ và làm cho thế giới trở
nên mở hơn và kết nối hơn” (to give people the power to share and made the world more open and connected)
Google: “Tổ chức hệ thống thơng tin của thế giới và làm cho nó hữu dụng và
dễ tiếp cận với tất cả mọi người” (to organize the world’s information and make it universally accessible and useful)
(Nguồn: Tổng hợp từ các website của các Công ty)