b) Các yếu tố vơ hình b-1/ Triết lý doanh nghiệp:
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH
4.2.1. Văn hóa
Về mặt thuật ngữ, văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là “gieo trồng”, theo nghĩa Cultus Animi là gieo trồng tinh thần. Văn hóa là sản phẩm của con người bao gồm cả sản phẩm tinh thần và vật chất, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy. Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, đặc trưng cho một xã hội với những diện mạo, bản sắc riêng.
Cơ cấu của văn hóa bao gồm:
- Chân lý: Là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người, là những quan niệm về cái thật, cái đúng, được hình thành thơng qua một nhóm người.
- Giá trị: Những quan niệm mang tính trừu tượng về cái đáng mong muốn, cái quan trọng, cái đáng giá ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Giá trị dường như chứa đựng một yếu tố nhận thức, có tính chất hướng dẫn cho hành động và lựa chọn, cũng thể hiện yếu tố tình cảm vì giá trị thể hiện những yếu tố cần được con người bảo vệ, khi được nhận thức một cách công khai, đầy đủ, các giá trị trở thành tiêu chuẩn cho sự ưa thích, lựa chọn và phán xét. Giá trị được tích lũy qua năm tháng sống của cuộc đời và góp phần hình thành nhân cách con người.
- Mục tiêu: Là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi là sự dự đoán trước kết quả của hành động. Mục tiêu chịu sự ảnh hưởng mạnh của giá trị, cụ thể hóa các giá trị. Giá trị và mục tiêu thống nhất tạo nên sự phát triển bền vững.
- Chuẩn mực: Là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng cho hướng cơ bản đối với hành vi của con người. Phạm vi của
chuẩn mực rất rộng bao gồm những đạo luật, những quy tắc, cho tới những tiêu chuẩn, quy ước, quy định, những hướng dẫn đối với hành vi thực tế của con người. Chuẩn mực liên kết các giá trị với các sự kiện thực tế. Ví dụ: trung thực là giá trị. Không gian lận trong thi cử, kinh doanh là chuẩn mực. Chuẩn mực quan trọng nhất ở mọi xã hội là pháp luật, pháp luật phản ánh lề thói và phép tắc trong cuộc sống.
- Các truyền thống, phong tục, tập quán: Trong một nền văn hóa, các quy định về cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội, được hình thành từ rất lâu trong quá khứ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội tạo nên những giá trị truyền thống, các phong tục, tập quán chung của cộng đồng. Truyền thống coi trọng gia đình, trọng tình cảm, phong tục tổ chức các sinh hoạt tập thể, cộng đồng mang tính lễ hội, tập quán coi trọng việc ăn uống, chuyện mua sắm, lo toan chi tiêu cuộc sống, ni dạy con cái trong gia đình là do người phụ nữ đảm nhiệm chính trong khi những quyết định quan trọng, việc kiếm tiền, tạo lập sự giàu sang cho gia đình được coi là vai trò quan trọng của người lớn tuổi nhất, hay của người đàn ông là những nét đặc trưng trong truyền thống, phong tục, tập quán của xã hội Việt Nam.
- Các biểu tượng: Các biểu tượng bao gồm tất cả các cử chỉ, dấu hiệu, hình ảnh, các sản phẩm nghệ thuật, các cơng trình kiến trúc thể hiện quan điểm, tình cảm, mang các giá trị vật chất, tinh thần đại diện cho một nền văn hóa. Ví dụ như các con số, các nhân vật văn hóa, lịch sử, truyền thuyết gắn với lịch sử một dân tộc, màu sắc, các loài động thực vật trong tự nhiên đều mang những ý nghĩa nhất định đối với một quốc gia, một dân tộc nào đó.
- Ngơn ngữ: Ngơn ngữ là phương tiện quan trọng trong giao tiếp của con người, là niềm tự hào của một dân tộc. Sự khác biệt về ngôn ngữ thể hiện sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ giúp hiểu được văn hóa, văn hóa thể hiện qua ngơn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ việc thấu hiểu một cá nhân,
một tổ chức, một dân tộc được dễ dàng hơn. Ngôn ngữ được biểu hiện trong giao tiếp, trong đàm phán, trong trao đổi kinh doanh... Ngơn ngữ có thể giúp hiểu đúng, đồng thời cũng có thể làm hiểu sai hành vi văn hóa mua sắm của người tiêu dùng ở một quốc gia nào đó.
Chính vì vậy mà văn hóa thực hiện các chức năng cơ bản như: - Văn hóa ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân, nó tạo ra lối sống, phong cách nhất định cho mỗi người. Văn hóa cịn được thể hiện qua sự thích nghi của con người với mơi trường sống, cho phép họ hoạt động trong một xã hội nhất định.
- Văn hóa góp phần duy trì các hệ thống xã hội - các mối liên hệ lẫn nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội, phản ánh mối liên kết, sức mạnh của các hệ thống xã hội.
- Văn hóa tạo nên sự khác biệt giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, văn hóa tạo nên nhãn hiệu, tạo nên những đặc tính đặc biệt có ý nghĩa để phân biệt con người, tổ chức của những xã hội khác nhau.
Theo UNESCO, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động (Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa, Venise, 1970). Cũng theo định nghĩa của UNESCO (1986), “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại, qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Mỗi dân tộc đều có một hệ thống xã hội và văn hóa bao gồm những niềm tin và giá trị nhất định. Văn hóa là một ảnh hưởng rất phức tạp của môi trường bao hàm kiến thức, niềm tin, giá trị, luật pháp đạo đức, tập quán, những thói quen và năng lực khác mà một cá nhân, tổ chức đều có được. Những yếu tố văn hóa này ở mỗi xã hội là khác nhau: các nền văn
hóa uyên bác, nền văn hóa ln biến đổi (sự khác nhau của văn hóa phương Tây, phương Đơng), nền văn hóa ảnh hưởng đến hành vi (thái độ của cá nhân đối với công việc, quyền lực, của cải vật chất, thời gian, cạnh tranh, chấp nhận rủi ro,...).
Chính vì vậy mà mơi trường văn hóa rất đa dạng mang tính vùng, miền, quốc gia, khu vực, thế giới, nó ảnh hưởng nhiều đến xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở một quốc gia nào đó, tạo nên những đặc trưng của văn hóa kinh doanh ở đó.