3- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân Xây dựng và
4.1.2.3. Phát triển các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp a) Các yếu tố hữu hình
a) Các yếu tố hữu hình
a-1/ Kiến trúc:
Kiến trúc là tổ hợp các không gian được sắp xếp có chủ ý của người thiết kế, bao gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất. Kiến trúc ngoại thất và nội thất phải tương thích, tránh tình trạng mâu thuẫn, rời rạc.
Thiết kế kiến trúc nội thất là việc sắp xếp không gian làm việc theo một trật tự nào đó để nhân viên có thể làm việc hiệu quả, bởi vì một môi trường làm việc tốt hơn sẽ cho ra kết quả lao động tốt hơn. Đặc điểm của công việc và các nhân viên là những yếu tố quan trọng để lựa chọn và thiết kế kiến trúc nội thất. Kiến trúc nội thất ấm áp, thân thiện sẽ kích thích sự thể hiện bản thân của các nhân viên và tối đa hóa năng suất của của nhân viên. Ngược lại, kiến trúc nội thất không phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giảm động lực làm việc của người lao động. Có doanh nghiệp sử dụng nội thất “mở”, cũng có doanh nghiệp sử dụng nội thất “đóng” điều nay hoàn toàn phụ thuộc đặc điểm công việc của mỗi doanh nghiệp.
Căn cứ để xây dựng và phát triển kiến trúc của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp sở hữu hoặc có quyền sử dụng trong một thời gian ổn định đối với một không gian nhất định. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đi thuê mặt bằng và thuê trong một khoảng thời gian ngắn, do ràng buộc
trong hợp đồng thuê mặt bằng nên doanh nghiệp không thể đầu tư xây dựng ngoại thất theo mong muốn. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta chỉ coi trụ sở kinh doanh là nơi để thực hiện các giao dịch và đảm bảo yêu cầu tối thiểu trong quy định của pháp luật nên không đủ điều kiện để đầu tư xây dựng ngoại thất. Ngồi ra, trong một số trường hợp do khơng gian ngoại thất không phù hợp để phát triển ý tưởng của chủ doanh nghiệp về ngoại thất.
- Doanh nghiệp phải có đủ tài chính để xây dựng và phát triển ngoại thất theo mong muốn. Để có ngoại thất đẹp, ấn tượng, có ý tưởng rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp cần có một ngân sách khơng nhỏ. Ngồi ra, trong quá trình sử dụng, ngoại thất cũng cần có kinh phí để duy trì và sửa chữa.
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với các sản phẩm kinh doanh đặc trưng là căn cứ để hình thành ý tưởng ngoại thất.
- Yêu cầu công việc, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ chi phối nội thất của doanh nghiệp phải phù hợp
Cách thức xây dựng và phát triển kiến trúc:
Cách 1: Doanh nghiệp tự xây dựng ngoại thất và nội thất.
Phương pháp này ít được sử dụng ngoại trừ các doanh nghiệp xây dựng - do có chun mơn về kỹ thuật thiết kế và xây dựng nên có thể tự thiết kế và thi công ngoại thất và nội thất cho bản thân doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngồi ngành xây dựng, thường khơng có đủ năng lực để tự thiết kế và xây dựng kiến trúc. Một số ít doanh nghiệp có thể tự đầu tư phần nội thất nếu yêu cầu nội thất không quá phức tạp.
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí. Bởi doanh nghiệp khơng mất chi phí tư vấn thiết kế.
+ Nội thất sẽ thích hợp với yêu cầu công việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Nhược điểm:
+ Cách thể hiện kiến trúc mặc dù đúng ý tưởng nhưng bố cục và phối cảnh không đúng logic kiến trúc nên có thể khơng gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.
+ Các thiết kế có tính chun nghiệp khơng cao.
Cách 2: Thuê thiết kế và thi công từ các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kiến trúc. Khi yêu cầu về kiến trúc doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi cao cấp thì cách làm này khá phổ biến, được đa số các doanh nghiệp lựa chọn.
Ưu điểm:
+ Tính chuyên nghiệp cao. Do thiết kế và thi công bởi các công ty kiến trúc thực hiện.
+ Các kiến trúc sư có thể làm nổi bật ý tưởng của chủ doanh nghiệp và nâng ý tưởng đó trở thành một cơng trình nghệ thuật.
Nhược điểm:
+ Ý tưởng của chủ doanh nghiệp đôi khi bị chi phối, ảnh hưởng bởi các kiến trúc sư.
+ Chi phí lớn.
a-2/Biểu tượng:
Căn cứ để xây dựng và phát triển các biểu tượng
- Lĩnh vực kinh doanh/sản phẩm kinh doanh. Biểu tượng phải chuyển tải đến công chúng lĩnh vực kinh doanh/sản phẩm kinh doanh. Với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có tính đặc thù riêng, thường sẽ đưa vào biểu tượng những hình ảnh gắn liền với lĩnh vực kinh doanh đó như: kinh doanh dược phẩm thì có thể sử dụng hình ảnh con
rắn quấn trên chiếc ly; kinh doanh sản phẩm âm nhạc thì có thể sử dụng hình ảnh khn nhạc....
- Những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới. Biểu tượng có thể sử dụng hình ảnh, màu sắc để chuyển tải phần nào các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã và đang xây dựng.
- Các giá trị vật chất mà công ty đang sở hữu. Trong một số trường hợp khi xây dựng biểu tượng, doanh nghiệp có thể đưa những giá trị vật chất nổi bật, mang tính đặc trưng của doanh nghiệp vào trong biểu tượng như doanh nghiệp hàng hải có thể đưa hình ảnh con tàu vào trong biểu tượng.
Cách thức để xây dựng và phát triển các biểu tượng
Tự thiết kế các biểu tượng
Nếu chủ doanh nghiệp là người có năng khiếu về thiết kế, hoặc rất tâm huyết với xây dựng biểu tượng thì có thể tự thiết kế. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thiết kế biểu tượng có thể tổ chức thi thiết kế biểu tượng trong nội bộ công ty. Đây cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp đã thực hiện.
Ưu điểm:
+ Biểu tượng được xây dựng từ tâm huyết của chủ doanh nghiệp/thành viên của doanh nghiệp. Thiết kế biểu tượng sẽ có “màu sắc” riêng biệt, ít bị trùng lắp ý tưởng.
+ Các giá trị tinh thần trong biểu tượng dễ được truyền tải và phát triển sâu rộng trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Tiết kiệm chi phí. Nhược điểm:
+ Thiết kế biểu tượng thiếu tính chuyên nghiệp, chủ yếu mang ý tưởng cá nhân hoặc nhóm.
Th thiết kế của các cơng ty chun nghiệp.
Chủ doanh nghiệp đưa ý tưởng, và các căn cứ để xây dựng biểu tượng cho người thiết kế chuyên nghiệp. Người thiết kế sẽ chuyển tải các u cầu đó sang dạng thức hình ảnh một cách phù hợp và có nghệ thuật.
Ưu điểm:
+ Quá trình thiết kế biểu tượng được thực hiện mang tính chuyên nghiệp cao.
Nhược điểm: + Chi phí cao.
+ Thiết kế có thể khơng mang được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, do nhà thiết kế khơng hiểu biết sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp.
Hộp 4.4. Quá trình phát triển biểu tượng của thương hiệu Starbucks
Ban đầu Starbucks sử dụng tông màu nâu, đúng màu đặc trưng của café trong thiết kế biểu tượng của họ. Trong quá trình phát triển của thương hiệu
Starbucks, biểu tượng dần được điều chỉnh nhằm tạo ra những giá trị riêng biệt
và phù hợp với những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh của Starbucks
Vào đầu tháng ba năm 2011, thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks, đã công bố phiên bản biểu tượng mới nhất của mình. Biểu tượng mới được thiết kế bởi đội ngũ thiết kế của chính Starbucks, phiên bản mới đã loại bỏ vịng ngồi đi kèm với chữ Starbucks Coffee, đồng thời màu sắc cũng được làm nhạt hơn.
Starbucks cho rằng, trong lần thiết kế biểu tượng này, cần tơn vinh điều gì
cốt lõi nhất của biểu tượng. Vì vậy họ đã thử tách biệt những phần của biểu tượng ra, hình vẽ, kiểu chữ, màu sắc... sau hàng trăm thử nghiệm họ đã lựa chọn cách làm: Loại bỏ chữ, và vòng trong xung quanh cô gái người cá, đồng thời sử dụng một màu xanh lá cây cho tồn bộ biểu tượng. Bây giờ cơ ấy thực sự là ngôi sao, đại diện cho cà phê starbucks.
Nguồn: https://idesign.vn/graphic-design/bieu-tuong-starbucks-cap-nhat-moi- 19876.html
a-3/ Khẩu hiệu:
Yêu cầu xây dựng các khẩu hiệu:
- Ngắn gọn: Các khẩu hiệu phải được xây dựng một cách ngắn gọn, lời văn xúc tích, khơng diễn đạt dài dịng. Do số lượng từ có thể đưa vào mỗi khẩu hiệu rất giới hạn nên doanh nghiệp phải lựa chọn từ ngữ rất cẩn thận, chọn từ “đắt” nhưng để chọn từ đưa vào khẩu hiệu, người xây dựng khẩu hiệu phải rất hiểu các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đặc biệt là những giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng.
- Thiết thực: Khẩu hiệu phải truyền tải được các lợi ích mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng. Do đó, khi truyền thơng các khẩu hiệu đến với khách hàng sẽ có khả năng kích thích hành vi mua của khách hàng. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu cịn giúp khách hàng phân biệt và gợi nhớ về doanh nghiệp trong bối cảnh có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề kinh doanh.
- Dễ hiểu: Khẩu hiệu được sử dụng để truyền thông rộng rãi trong cơng chúng với mặt bằng dân trí và sự hiểu biết khác nhau. Do vậy các khẩu hiệu phải ở dạng giản đơn để mọi người đều có thể hiểu về chúng.
- Khơi gợi trí tưởng tượng của cơng chúng: Khẩu hiệu biểu hiện dưới hình thức lời văn nhưng lại phải có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng của cơng chúng. Hay nói khác đi, chỉ với một slogan ngắn gọn
chứa đựng vài từ nhưng cơng chúng có thể tưởng tượng ra nhiều điều. Một khẩu hiệu càng ngắn gọn nhưng công chúng càng tưởng tượng đa dạng phong phú thì khẩu hiệu đó đạt được mục tiêu ở mức cao nhất trong phát triển khẩu hiệu. Để đạt được yêu cầu này, doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức truyền thơng khẩu hiệu phù hợp và hiệu quả. Sử dụng các hình ảnh quảng cáo nhằm hỗ trợ trí tưởng tượng của cơng chúng.
Yêu cầu phát triển khẩu hiệu:
- Khẩu hiệu phải có khả năng giúp quảng bá thương hiệu. Một mặt, khẩu hiệu luôn được các doanh nghiệp tận dụng trong mọi hình thức quảng cáo. Thông thường, khi sử dụng các phương tiện quảng cáo, doanh nghiệp bao giờ cũng đưa khẩu hiệu vào clip hoặc pano, hoặc bao bì sản phẩm hoặc trên trang phục nhân viên. Vì vậy, khẩu hiệu được coi là một phần không thể thiếu trong mọi hình thức quảng cáo. Mặt khác, khẩu hiệu khi đã đọng lại trong tâm trí khách hàng sẽ là phương tiện gợi nhớ quảng cáo của doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo.
- Khẩu hiệu phải đọng lại trong tâm trí khách hàng. Cùng với thời gian khẩu hiệu của một doanh nghiệp sẽ đọng lại trong tâm trí khách hàng. Đây cũng là mục tiêu đặt ra khi xây dựng các khẩu hiệu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian để tạo ra hiệu ứng tích cực của khách hàng đối với khẩu hiệu của từng doanh nghiệp khác nhau, phụ thuộc vào phối thức xúc tiến thương mại và hiệu quả của xúc tiến thương mại của từng doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp do xác định được phương tiện truyền thông và cách thức truyền thông hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn đã định vị được slogan trong lòng khách hàng. Và ngược lại, nhiều doanh nghiệp tốn kém chi phí và thời gian khá dài mới làm cho khách hàng nhớ tới slogan của mình. Để duy trì tình trạng này, doanh nghiệp phải thường xuyên củng cố slogan trong lòng khách hàng thơng qua các hoạt động xúc tiến. Chính vì vậy, doanh nghiệp khơng nên thay đổi slogan trừ khi có những biến động lớn từ mơi trường kinh doanh.
- Khẩu hiệu phải được mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu và vận dụng trong mọi công việc của họ. Bên cạnh yêu cầu phát triển khẩu hiệu trong lịng cơng chúng, doanh nghiệp cũng cần chú trọng phát triển khẩu hiệu trong nội bộ doanh nghiệp. Bản thân mỗi thành viên của doanh nghiệp phải thuộc lòng và hiểu rõ ý tưởng của khẩu hiệu. Mỗi thành viên sẽ là một tuyên truyền viên tích cực để đưa khẩu hiệu đến gần với công chúng hơn. Quan trọng hơn, mọi thành viên của doanh nghiệp phải nỗ lực trong công việc của bản thân để đưa những giá trị cốt lõi thành hiện thực.
Hộp 4.5. FPT phát triển Slogan trong quá trình phát triển
Để xây dựng Slogan cho doanh nghiệp, FPT đã kết hợp với các chuyên gia để tìm kiếm và xác định slogan phù hợp với doanh nghiệp. 75 slogan đã được đề xuất. Sau nhiều vịng tuyển chọn, FPT chính thức cơng bố slogan “Cùng đi tới thành công”- tiếng Anh là “Succeed Together”vào năm 2005.
Tuy nhiên, sau khi được “đại chúng”, nhiều người cho rằng, slogan "Cùng đi tới thành công" không gần gũi với người tiêu dùng, thậm chí một số chuyên gia truyền thơng nhìn nhận, slogan này khá vơ cảm, khơng thúc giục, không thôi thúc hành động.
Giữa năm 2007, FPT cho ra đời một loạt công ty không thuộc ngành kinh doanh truyền thống như: Tài chính, media, bất động sản... Từ những thay đổi chiến lược và định hướng kinh doanh, Ban lãnh đạo FPT nhận thấy cần thay đổi slogan để phù hợp hơn với bối cảnh mới của công ty.
Ở giai đoạn này, các lãnh đạo FPT đã thống nhất cao về thế mạnh cốt lõi CNTT - Viễn thơng và mong muốn FPT có thơng điệp thương hiệu rõ ràng, xây dựng thương hiệu thống nhất. Chính vì vậy, FPT đã lựa chọn slogan mới là “Tiếp nguồn sinh khí” (tiếng Anh là FPT - Energizing Life). Từ 2010, Slogan này chính thức được áp dụng thay thế cho slogan cũ của thời điểm 2005.
Nguồn: https://chungta.vn/kinh-doanh/fpt-25-nam-hai-lan-thay-doi-slogan-
a-4/ Nghi lễ:
Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng chú trọng tổ chức các nghi lễ nhằm kết nối các thành viên trong doanh nghiệp, thông qua các nghi lễ để giáo dục truyền thống, lịch sử phát triển của doanh nghiệp, tạo môi trường thân thiện, gần gũi và đây cũng là các hoạt động góp phần nâng cao thể lực và tinh thần cho nhân sự của doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển các nghi lễ của doanh nghiệp được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng và phát triển các nghi lễ căn bản: là các nghi lễ mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng như: kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp, lễ tất niên, lễ chia tay các thành viên, lễ sinh nhật chung trong tháng. Các nghi lễ này được thực hiện hàng năm. Nhìn chung nội dung các nghi lễ căn bản qua các năm giữ vững các thủ tục và ít có thay đổi. Nội dung các nghi lễ có thể được nâng lên về chất lượng sau một khoảng thời gian nhất định.
Giai đoạn 2: Xây dựng và phát triển các nghi lễ đặc trưng. Ngoài các nghi lễ căn bản, một số doanh nghiệp có điều kiện sẽ phát triển thêm các nghi lễ mang bản sắc riêng của doanh nghiệp như các cuộc thi sáng tạo, cuộc thi kiến thức... Ví dụ như FPT có Lễ rước trạng...
Căn cứ xây dựng và phát triển nghi lễ:
- Văn hóa dân tộc: Các nghi lễ trong doanh nghiệp phải xuất phát và phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi có thể tổ chức các nghi lễ mang màu sắc văn hóa dân tộc của quốc gia đầu tư nước ngồi nhưng cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với văn hóa Việt Nam. Các nghi lễ căn bản hay nghi lễ đặc trưng đều được tổ chức với sự tham gia của mọi thành viên của doanh nghiệp nên nó phải phù hợp với đại bộ phận các thành viên, tức phù hợp với văn hóa của những người tham gia. Ví dụ như Lễ rước trạng của FPT cũng sử dụng các danh hiệu vốn có trong truyền thống giáo dục ở nước ta từ hàng trăm năm trước như Bảng nhãn, trạng nguyên, thám hoa...
- Quy mô doanh nghiệp: Hiện nay ở Việt Nam có hàng trăm nghìn